Tham ô = đại nghịch

Trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông, triều đình mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người.

Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt. Đặc biệt, trong 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh.

Các thành tựu về đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có lời nhận định của sử quan nho thần đời sau về ông: Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được…

Ông xây dựng một hệ thống quan lại từ Trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5.300 người. Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.

Xem thêm:  Chuyện về Lưu Bá Ôn

Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra. Rất nhiều quan chức được cất nhắc nhờ nịnh bợ và quà cáp hối lộ, những kẻ nịnh thần thăng quan nhờ quà cáp hối lộ chắc chắn là vì mình chứ chẳng vì dân, đó là nguyên nhân chính khiến lòng dân oán thán.

Sau chuyến vi hành gặp Quận Gió”, vua Lê Thánh T”ông suy nghĩ nhiều về vận nước, ông mới lên ngôi 2 năm, nhiều quan lại như lũ sâu mọt đục khoét của dân khiến lòng dân oán thán, nhà vua cho rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt. Vào tháng 3-1463, trong một buổi thiết triều, nhà vua nói: “Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy!”

Sau vài năm chống tham nhũng, nhà vua thấy rằng, cần phải có một bộ luật rõ ràng chống tham nhũng. Bộ luật Hồng Đức ra đời, định rõ tội danh và hình phạt với các quan lại tham nhũng, từ đó, nạn tham nhũng dần bị đẩy lùi. Vua Lê Thánh Tông cũng ra các sắc chỉ nhấn mạnh chống tham nhũng: Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền. Năm 1478, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô, lười biếng thì tâu lệnh để định việc giáng chức. Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân.

Xem thêm:  Đạo vua tôi, nghĩa thầy trò

Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua ghi rõ: những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch. Những tội làm tổn hại đến nền móng nhà nước phong kiến. Chủ trương chống tham nhũng và chỉ trọng hiền thần do nhà vua ban ra được thực hiện từ trên xuống khiến các quan lại vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ và hối lộ cũng dần không còn đất dụng võ nữa. Và nạn tham nhũng đã được dẹp bỏ. Thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì cũng đánh dấu một thời kỳ toàn thịnh trong lịch sử Việt Nam.

Lời bàn:

Thấu hiểu vấn đề tham nhũng tồn tại trong chốn quan trường và để giải quyết vấn nạn quan tham, vua Lê Thánh Tông đã đặt tiêu chí thực tài và liêm khiết hàng đầu trong khi bổ nhiệm các chức vụ từ thấp đến cao, đặc biệt là chức cao và chức giữ việc hình án. Một điều đáng quan tâm nữa mà vị vua này áp dụng có hiệu quả đó là việc luân chuyển, bố trí quan lại được dựa vào sự liêm khiết và cương trực. Vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu dụ rằng: Phàm quan viên giữ việc biên viễn lam chướng, người nào biết hết lòng vỗ về thương yêu nhân dân, không nhũng nhiễu về việc thúc giục tô thuế mà thuế khóa vẫn được đủ số thì mãn hạn 6 năm chuẩn cho được đổi về chỗ thủy thổ lành.

Xem thêm:  “Dân chi phụ mẫu”

Không chỉ có thế, trong suốt 37 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để làm trong sạch đội ngũ quan lại dưới quyền, xây dựng chế độ chính trị vững chắc, đời sống người dân được bình yên và phát triển. Nhờ đó, nạn “sâu dân, mọt nước” đã giảm thiểu, góp phần làm nên một thời Lê hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt là chính sách luân chuyển quan lại của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được hậu thế phát huy.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7334 1494911290066 1020 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *