Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm sau đây của Vũ Trọng Phụng: “Các… thực ở đời”. Phân tích “Hạnh phúc một tang gia’’ để chứng minh cho quan điểm đó

Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm sau đây của Vũ Trọng Phụng: “Các… thực ở đời”. Phân tích “Hạnh phúc một tang gia’’ để chứng minh cho quan điểm đó

Gợi ý

Đề bài:

Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm sau đây của Vũ Trọng Phụng: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Phân tích “Hạnh phúc một tang gia’’ để chứng minh cho quan điểm đó

Bài làm:

Vũ Trọng Phụng là một trong những khuôn mặt độc đáo nhất của văn học tiền chiến. Văn chương ông đối lập với văn chương Tự Lực văn đoàn và cũng khác hẳn lối hiện thực phê phán của những người cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…, tìm đi cho mình một con đường riêng, trở thành nhà văn hiện thực trào phúng. Ông quan niệm: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Tìm hiểu đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” ta sẽ hiểu hơn về nhà văn độc đáo này cũng như quan niệm nghệ thuật của ông.

Quan niệm được đưa ra trọng một bài báo tranh luận với những người theo trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”, một cuộc tranh luận gay gắt, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học lúc bấy giờ. Vũ Trọng Phụng, người phát ngôn cho trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh” – nghệ thuật để phục vụ cho con người, khai thác hiện thực từ con người, không phải là thứ nghệ thuật thuần túy – đã kiên quyết bảo vệ cho quan điểm sáng tác đó. Trong ý kiến của mình, ông nhắc đến tiểu thuyết, là loại hình văn học cụ thể, phản ánh cuộc sống với dung lượng lớn, có khi bao hàm cả cuộc đời, số phận của một con người – loại hình văn học mà tác giả sáng tác – nhưng đồng thời cũng là tiếng nói thể hiện quan niệm về văn chương nói chung. Tiểu thuyết là tiểu thuyết là một lẽ đương nhiên nhưng đây điều mà Vũ Trọng Phụng muốn nói đó chính là những tác phẩm mà tác giả của nó chỉ chú trọng đến mặt hình thức của tác phẩm, chú trọng đến việc gò câu đúc chữ, chú ý đến những kĩ năng, kĩ xảo viết tiểu thuyết mà không quan trọng về nội dung phản ánh trong tác phẩm đó. Quan niệm tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết là quan niệm của những nhà văn đi theo khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật (mà tác giả gọi là “các ông”), như những nhà văn trong bút nhóm Tự lực văn đoàn “chủ trương nghệ thuật tách rời cuộc sống, nghệ thuật chỉ là để phục vụ nghệ thuật”. Đối lập với nó, Vũ Trọng Phụng khoanh vùng “tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi”, là chính tác giả và những nhà văn hiện thực cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng…, những nhà văn đi theo khuynh hướng tả chân, nghệ thuật nhân sinh, nghệ thuật gắn liền với cuộc sống. Tiểu thuyết phải là “sự thực ở đời”. Điều này thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa văn chương và cuộc sống của con người. Tại sao nhà văn lại đưa ra quan niệm như vậy? Có thể giải thích điều này bằng thực trạng của nền văn học Việt Nam thời kì đó. Vãn học Việt Nam giai đoạn này xuất hiện những trào lưu văn học khác nhau. Một số nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn đi theo hướng nghệ thuật vị nghệ thuật, xa rời cuộc sống. Quan niệm sáng tác chỉ là tìm ra cái đẹp, xây dựng cái đẹp mà không quan tâm đến cuộc sống, số phận của con người. Từ đó dẫn tới tư tưởng tiêu cực, thoát li cuộc sống, ru con người chìm đắm trong mộng ảo không có thực. Trong hoàn cảnh ấy, Vũ Trọng Phụng đưa ra nhận định khẳng định quan niệm của mình dưới dạng phủ nhận quan niệm của thơ vãn lãng mạn, những con người chỉ coi tiểu thuyết thuần là tiểu thuyết, về mặt hình thức. Nhưng bản chất của văn học là xuất phát từ cuộc sống, cuộc sống chính là suối nguồn nuôi dưỡng vãn học. Bởi vậy không thể có văn học thuần túy chỉ có hình thức, chỉ chú ý đến hình thức. Hơn thế nữa, hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn này cũng hơn bao giờ hết cần những tác phẩm văn chương phải thực sự là những “vũ khí thanh cao và đắc lực” phục vụ con người, phục vụ cuộc kháng chiến. Văn học cần phải là tiếng nói lên án, phơi bày hiện thực, đồng cảm với nỗi khổ của con người. Người nghệ sĩ không thể chỉ đơn thuần chạy theo cái đẹp mà cần phải gắn liền nó với cuộc sống, đi sâu vào cuộc sống, nói lên những nỗi niềm của con người, tức hướng tới “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về tâm trạng nhà thơ Hồ Xuân Hương qua 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình

Để có thể nhận thức được một cách đúng đắn vấn đề này không gì khác ngoài cách phải gắn với những đặc trưng, chức năng của văn học: là sự phản ánh hiện thực cuộc sống qua lãng kính chủ quan của con người. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng đây thực chất là cuộc “đụng đầu” giữa hai quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” thể hiện thái độ rạch ròi của những nhà văn đi theo hai trường phái khác nhau. Nhưng có một sự thực là không thể có một tác phẩm nghệ thuật đích thực thuần nghệ thuật và cũng không thể có một tác phẩm văn học đích thực chỉ thuần về nội dung miêu tả cuộc sống. Xét một cách toàn diện và công bằng hơn từ hai quan niệm này chúng ta tìm ra được một quan điểm tiến bộ, tích cực về cái làm nên giá trị của một tác phẩm văn học. Sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của văn chương nghệ thuật nói chung và người nghệ sĩ nói riêng xuất phát từ cuộc sống. “Văn chương sẽ là gì nếu không vì cuộc đời mà có?”. Người nghệ sĩ tìm cái đẹp không có nghĩa là nhắm mắt, bịt tai trước nỗi thống khổ của con người mà phải đứng trước cuộc đời để đón nhận tất cả những vang động từ nó. Nhưng tôn trọng sự thật không có nghĩa là sao, chép sự thật, không phải là mang nguyên sự thật sần sùi góc cạnh ngoài đời vào trong tác phẩm văn học. Nghệ thuật luôn phải có hư cấu. Nhà văn từ hiện thực đó, hư cấu thành những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Hiện thực được hư cấu khiến cho ai đọc lên cũng thây mình trong đó. Nhà văn hiện thực có hư cấu tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên cơ sở vững chắc là hiện thực cuộc sống. Họ tố cáo những cái xấu, cái ác của xã hội, phản ánh nỗi khổ của con người đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của họ, khơi dậy tinh thần đấu tranh, phản kháng, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn đốì với những nhà văn lãng mạn, khi sự hư cấu không chú ý đến hiện thực, tách rời cuộc sống thì chỉ cho ra những tác phẩm là sản phẩm của trí tưởng tượng chủ quan, “làm đẹp những căn lều nát” bằng thứ ánh sáng xanh mờ ảo không có thật. Cái đẹp tách rời hiện thực cuộc sống, nhất là hiện thực cuộc sống đang bộn bề, đầy rẫy những bất công thì sẽ chỉ là những “ánh trăng lừa dối” (chữ dùng của Nạm Cao trong “Ánh trăng”) mà thôi.

Quan niệm của Vũ Trọng Phụng đưa ta đến với những suy nghĩ về mốì quan hệ khăng khít giữa cuộc sống và văn học. Văn học với khả năng hư cấu, tưởng tượng của mình làm phong phú thêm cho cuộc sống còn cuộc sống lại đống góp tư liệu cho văn học đưa nó đến với bạn đọc. Ý kiến ấy có những nét tương đồng với quan niệm của Bi – ê – lin – xki: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi đó…”. Nó là sự kế tiếp và cũng là một minh chứng cho truyền thông văn học của dân tộc ta. Từ xa xưa, cuộc sống lao động và những số phận của con người đã in đậm dấu ấn trong các câu ca dao, tục ngữ, trong những câu chuyện cổ tích về cô Tấm, về chàng Thạch Sanh, Sọ Dừa… Nguyễn Du đã lấy cái tâm của mình để phát hiện và cảm thông cho những số kiếp bất hạnh trong xã hội phong kiến đặc biệt là người phụ nữ để khái quát lên thành tiếng kêu ai oán:

Xem thêm:  Bình luận hai câu thơ sau: "Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình" Chứng minh bằng một số tác phẩm trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung”…

Tất cả họ đều đứng giữa cuộc sống mà hiểu, cảm thông cho những cảnh đời, những số phận. Cùng với tài năng nghệ thuật của họ, những tác phẩm đó mãi là những tác phẩm văn học có giá trị.

Đối với Vũ Trọng Phụng, để phục vụ cho quan niệm sáng tác của mình, ông đưa vào trong tác phẩm của mình những hiện thực muôn màu của cuộc sống, thậm chí đó còn là một hiện thực được kệch cỡm hóa đến cao độ để phê phán, để mỉa mai, để gây cười. Tiếng cười bật lên từ đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” trích trong “Số đỏ” là một ví dụ.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn trào phúng bậc thầy, một nhà văn hiện thực kiệt xuất. Ông đưa vào trong trang văn của mình những hình ảnh con người gần nhất có thể với bản chất của họ. Bằng tiếng cười trào phúng nhà văn dựng lên hiện thực cuộc sống đồi bại nhố nhăng, mất hết nhân tính trong thời đại Tây – Tàu lẫn lộn, thời đại mà con người bị tha hóa biến chất đên mức không còn lấy một chút liêm sỉ. Cả đoạn trích là một bức tranh hiện thực thời bấy giờ. Sự tràn lan của phong trào Âu hóa đã kéo theo những con người thành thị khiến đánh mất đi những giá trị nhân bản truyền thống của dân tộc. Một tang gia mà lại hạnh phúc, ngay từ tên đề đã phơi bày nghịch lí của cuộc sống bộc lộ bản chất con người.

Trong xã hội mất nhân tính đó, tất cả mọi niềm vui, của mọi người đều được khởi phát từ cái chết của cụ cố Tổ. Người dân thàhh phố thì nhân dịp này được chiêm ngưỡng cái cảnh xa hoa của một đám cưới Tây – Tàu lân lộn; người đi đưa đám thì được dịp chim chuột nhau, cười tình với nhau, bình luận người nọ người kia; những anh cảnh sát trước đó là những kẻ vô công rồi nghề thì giờ đây được dịp lăng xăng, chạy đi chạy lại, thể hiện sự mẫn cán… Và đặc biệt, niềm vui thể hiện tập trung trong những đứa con cháu của cụ cố Tổ, những kẻ đang chuẩn bị đám ma cho cụ cố của mình với tất cả niềm hân hoan và sốt sắng. “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, ông Phán mọc sừng háo hức vì cái món tiền cụ cố Hồng đã hứa chia cho mình, không còn lấy làm phiền lòng về đôi sừng hươu vô hình đang mọc trên đầu mình nữa. Cụ cố Hồng thì nhắm mắt mơ màng đến cảnh mình được mặc đồ xô gai, chống gậy lụ khụ để cho dân làng phẳi thán phục: “úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”. Bà Văn Minh “sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen” đang rất thời thượng; Tuyết thì nhân dịp ấy để mặc bộ Ngây thơ mà chứng minh cho thiên hạ rằng mình mới chỉ mất trinh có một nửa, bộ cánh khiến cho biết bao những ông ngực đầy những huy chương Bắc đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Miên bội tinh… cảm động vì “làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết” hơn là tiếng kèn Xuân Nữ ai oán, não nùng. Cậu Tú Tân vui mừng vì có dịp trổ tài nhiếp ảnh “dựng cảnh” để chụp lấy những bức ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Nhưng có lẽ lời nhất vẫn là Xuân “tóc đỏ”, sau cái chết của cụ cố Tổ, uy tín của hắn tăng lên nhanh chóng, mọi người đều biết ơn và coi hắn như một ân nhân.

Xem thêm:  Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đám ma cụ cố Tổ là sự đưa ma chút liêm sỉ cuối cùng còn lại trong xã hội. Rồi sau đó, “đám cứ đi” như sự vô xỉ đang được trưng diện một cách công khai, trơ trẽn, và vẫn còn đang tiếp diễn nhức nhối. Hiện thực cuộc sống đã được phơi bày và cường điệu hóa cao độ tạo nên tiếng cười sảng khoái. Vũ Trọng Phụng gọi đó là xã hội “chó đểu”, “vô nghĩa lí”. Đặc biệt, màn kịch cuối cùng giữa ông Phán mọc sừng và Xuân “tóc đỏ” mà Vũ Trọng Phụng đã chớp được khiến cho tất cả những giả dối trước đó bị lật tẩy. Bằng cặp mắt nhìn sâu sắc và tư tưởng muôn “tiểu thuyết là sự thực đời”, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên một hiện thực xã hội nhố nhãng, trong đó, con người đã mất đi hết tình người và tính người. Không thể phủ nhận một điều là cái nhìn của Vũ Trọng Phụng đôi khi có phần phiến diện và mang màu sắc bi quan chủ nghĩa nhưng sâu xa, nó vẫn bắt nguồn từ một khát vọng, mong muốn hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, con người sống với nhau nhân văn, nhân bản hơn. Điều đặc biệt là cũng cần nói đến ở đây đó là Vũ Trọng Phụng đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt quan điểm sáng tác “nghệ thuật vị nhân sinh” của mình nhưng tác phẩm cũng cho ta thấy một ngòi bút nghệ thuật trào phúng điêu luyện. Vũ Trọng Phụng không hề chú ý đến việc chau chuốt về mặt hình thức nhưng tác phẩm của ông vẫn có sức cuốn hút với người đọc bởi hiện thực cuộc sống được thể hiện trong một bút pháp trào phúng điêu luyện. Nếu không có điều ấy, tác phẩm của nhà văn chỉ là những sáng tác miêu tả cuộc sống đơn thuần một cách trần trụi và phản cảm. Điều ấy chứng minh cho tài năng nghệ thuật của ông đồng thời cũng là minh chứng cho quan niệm nghệ thuật tiến bộ: mối quan hệ khăng khít, hài hòa thông nhất giữa vãn học (ở đây bao hàm tất cả những yếu tố làm nên văn học: nội dung và hình thức nghệ thuật) và cuộc sống.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Chính nhờ việc đi sâu vào cuộc sống, tìm kiếm và phát hiện bản chất cuộc sống cũng như con người cùng với một ngòi bút nghệ thuật điêu luyện, những tác phẩm của ông đến ngày hôm nay vẫn được người đọc nhiều thế hệ nhiệt tình đón nhận. Những sáng tác gắn với cuộc sống chân thực và đúng đắn, không chỉ thời Vũ Trọng Phụng mà ngay cả thời nay kết hợp với tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ sẽ làm nên những tác phẩm có sức sống bất diệt, vượt qua mọi thử thách của thời gian.

Hocvanvanhoc.com

Check Also

hoaphuong 20 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *