Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận là một kĩ năng cần thiết khi chúng ta tiếp cận với một văn bản nghị luận nhằm tìm hiểu, khái quát những ý chính nhất của văn bản đó. Trong bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về cách tóm tắt một văn bản nghị luận để hiểu hơn về nội dung và tinh thần của những văn bản đó, tích lũy thêm kiến thức và tư liệu, rèn luyện thao tác đọc và tóm tắt văn bản, đồng thời học cách tư duy và trình bày, diễn đạt trong văn nghị luận. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận lớp 11 một cách hay đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài này, các bạn sẽ biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận.
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Câu 1 trang 122 SGK văn 11 tập 2:
Những nội dung trên chưa bao quát đúng và đủ nội dung của văn bản gốc:
Bỏ ý: Thơ mới là phong trào văn học phong phú, có nhiều yếu tố tích cực
Bổ sung ý:
- Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn
- Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc
- Tất cả các nhà thơ mới đều tha thiết yêu tiếng Việt, gắng công trau dồi tiếng Việt và do đó làm ngôn ngữ tiếng Việt trở nên uyển chuyển, phong phú, mềm mại hơn
Tóm tắt chưa trung thực với bản gốc:
Nội dung: Cái buồn trong thơ mới không ủy mị là không chính xác, không trung thực với bản gốc
Câu 2 trang 123 SGK văn 11 tập 2:
Chủ đề của văn bản: Cảm nhận về tinh thần Thơ mới ở chữ tôi
Mục đích của văn bản: Bàn về cái tôi trong Thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của Thơ mới, đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội và tâm lí thời đại của con người thuở ấy.
Bố cục của văn bản
Mở bài: Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần Thơ mới
Thân bài:
- Cái khó giữa ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ
- Đưa nguyên tắc xác định
- Tinh thần Thơ mới là ở cái tôi
Kết bài: Khẳng định lại tinh thần Thơ mới
Tóm tắt thành văn bản:
Muốn hiểu tinh thần thơ mới cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay và phải nhìn vào đại thể.
Tinh thần thời xưa- thơ cũ và tinh thần thời nay- thơ mới có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Chữ tôi ban đầu xuất hiện trên thi đàn Việt Nam trông thật bỡ ngỡ, sau đó người ta lại thấy nó đáng thương và tội nghiệp. Chữ ta với thi nhân rộng quá, tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Mất mối liên hệ với thực tại, thi nhân đào sâu vào bản thể nhưng cũng không thể tránh khỏi những bi kịch chung là bế tắc
Bi kịch ấy được gửi cả vào tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt là linh hồn của cả dân tộc. Vì thế, trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng bởi tinh thần nòi giống chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt, họ thấy cần phải về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ để đảm bảo cho ngày mai.
Nguồn Internet