Tấm gương muôn đời

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hoàng Tá Thốn sinh năm 1254, mất năm 1339. Ông sinh ra tại làng Vạn Phần, nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ 3 năm 1288, nhờ lập công lớn, được nhà vua phong tước, ông đến sống ở xứ Thiên Bồng, tức làng Vạn Tràng (nay thuộc xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Theo giai thoại lưu truyền ở vùng ven biển huyện Diễn Châu, thuở nhỏ, Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người và sớm được đi học. Nhưng Hoàng Tá Thốn chỉ thích võ nghệ nên cha mẹ cũng chiều lòng và ở tuổi thanh niên đã nổi tiếng là người khỏe, võ nghệ cao cường. Đặc biệt, ông có tài bơi lội, lặn lâu dưới nước.Lớn lên khi đất nước bị quân Nguyên – Mông xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, Hoàng Tá Thốn rời quê hương sung vào đội bộ binh.

Sau một thời gian, viên tướng chỉ huy thấy ông thông minh, lắm cơ mưu với tài bơi lội đặc biệt nên đã tiến cử lên Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hưng Đạo Vương sung Hoàng Tá Thốn vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần. Ở đây, ông và các chiến hữu được huấn luyện đầy đủ, nhất là kỹ, chiến thuật trong đội thợ lặn. Sau đó, ông lại được cho làm Nội thư gia, giúp việc binh thư cho Trần Hưng Đạo. Tương truyền rằng, ông đã cùng các chiến hữu với chiến thuật lặn xuống sông đục thuyền địch làm cho thủy binh của quân Nguyên vô cùng khốn đốn, đặc biệt là trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Xem thêm:  Những câu nói hay của nhân vật phản diện càng nghe càng thấm

Sáng 9-4-1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng, nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến rồi giả thua chạy dẫn địch vào sâu trong sông Bạch Đằng… Cùng với các cánh quân khác, đạo thủy binh của Hoàng Tá Thốn mai phục từ trước đổ ra xung trận và đã gây cho địch những thiệt hại to lớn, đặc biệt là đánh đắm hàng chục thuyền giặc, trong đó có thuyền chủ tướng và góp công bắt sống Ô Mã Nhi. Trận Bạch Đằng lịch sử kết thúc, quân nhà Trần đại thắng. Đoàn thuyền hơn 600 chiếc của quân Nguyên – Mông bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ… bị bắt sống. Quân và dân Đại Việt còn thu được hơn 400 chiến thuyền. Trên đường khải hoàn, Hoàng Tá Thốn được đức vua Trần Nhân Tông gặp và có thơ khen ngợi. Được gặp nhà vua trên đường trở về đã là diễm phúc lớn của kẻ bầy tôi. Lại được nhà vua đề thơ khen ngợi thì quả là cái ơn quá lớn. Để bái tạ hồng ân của đức vua, tướng quân đã làm thơ đáp lễ.

Để tránh hận thù giữa 2 nước, tháng 2 năm Kỷ Sửu (1289), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trình nhà vua kế hoạch trao trả tù binh, tức là cho Ô Mã Nhi và đội quân Nguyên chiến bại về nước. Một lần nữa, tướng quân Hoàng Tá Thốn lại được giao thực thi nhiệm vụ quan trọng này. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhà vua ban tước Sát Hải Đại vương, tước Minh Tự cho ông và cấp đất cho lập trang trại. Hoàng Tá Thốn đã chọn xứ Thiên Bồng, tức vùng đất làng Vạn Tràng, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay.

Xem thêm:  Âm mưu bất thành

Quân – dân nhà Trần đại thắng, quân Nguyên bị đuổi ra khỏi bờ cõi, Hoàng Tá Thốn lại được triều đình nhà Trần bổ làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, ông đã tổ chức các đồn trại ven biển thường xuyên tuần tra canh phòng và kịp thời tiêu diệt nhiều đám giặc biển. Những lần quân Chiêm Thành sang quấy rối hải phận nước ta, cướp bóc một số địa phương ven biển ở phía Nam, Hoàng Tá Thốn đã đem quân đánh dẹp. Quân nhà Trần tiến đến đâu, giặc Chiêm Thành tan vỡ đến đó. Kết thúc các cuộc chiến, ông được triều đình cho hưởng lộc 2 miền Thuận, Quảng.

Những năm cuối đời, do tuổi cao, Hoàng Tá Thốn được triệu về kinh để làm việc ở Nội gia thư. Một lần đi tuần thú đường biển từ Bắc vào Nam, đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do tuổi già sức yếu, ông lâm bệnh rồi mất. Đó là ngày 15-3-1339, hưởng thọ 85 tuổi. Hiện nay, tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh (Nghệ An) có một con đường mang tên Hoàng Tá Thốn và ở huyện Yên Thành cũng có ngôi trường mang tên ông.

Lời bàn:

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trong trận thủy chiến quyết liệt giữa quân – dân nhà Trần với đội quân xâm lược Nguyên – Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288, Hoàng Tá Thốn đã lập chiến công lẫy lừng bằng việc vừa đánh vừa dụ hàng quân địch, bắt sống Ô Mã Nhi – đại tướng tin cẩn của vua Hốt Tất Liệt. Vì vậy, vua Trần đã phong ông là “Sát Hải Đại vương” và khen ông rằng: Ngươi là vị chỉ huy danh tiếng vượt lên nhiều người/ Quả là bậc trung thần bảo vệ biên cương đất nước/ Trong quân ngươi là viên tướng lẫm liệt/ Bút phê của ta khó nói hết lời khen.

Xem thêm:  Tả con sông quê em bài văn đạt điểm 9 trong kì thi học sinh giỏi Tỉnh

Không những là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ 3, mà từ khi giữ chức Đại tướng chỉ huy thủy binh, ông càng chăm lo xây dựng lực lượng thủy binh bảo vệ vững chắc 12 cửa biển của đất nước. Sau khi mất, Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn được xem là vị thần vùng sông biển của Việt Nam, được thờ ở khắp các cửa biển từ miền Bắc vào tận Nam Trung bộ. Tại xứ Nghệ, ngài là một trong 2 vị nhân thần nổi tiếng linh thiêng và được nhân dân lập đền thờ phụng ở nhiều nơi nhất. Sống được vua khen, chết được dân lập đền thờ ở khắp mọi nơi. Một tấm gương đáng kính để hậu thế soi lại mình.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *