Sẽ là vô dụng nếu…

Nho học đề cao vai trò của văn hóa giáo dục, coi giáo dục học vấn là con đường quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển và làm nên bản sắc con người. Mặc dù những quan điểm của Khổng Tử về mục đích, chủ trương, nội dung, phương pháp được ông đưa ra cách đây 25 thế kỷ nhưng hiện nay nó vẫn mang ý nghĩa thời sự. Mục tiêu giáo dục của Khổng Tử: là đào tạo, bồi dưỡng người “Nhân”, “Quân Tử” để làm quan, điều hòa mâu thuẫn giai cấp, “khôi phục lễ nghĩa” trong xã hội đầy rối ren. Xét về mặt chính trị, cơ bản có vẻ bảo thủ, nhưng về giáo dục thì mang tính tiến bộ và vượt thời đại.

Theo Khổng Tử, học để làm người quân tử với chí khí của bậc đại trượng phu – hình mẫu của con người trong xã hội phong kiến. Người quân tử trước hết phải tu dưỡng đạo đức thì mới có thể làm việc lớn (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Khổng Tử quan niệm: “Người quân tử ăn không được đầy đủ, ở không được yên vui, làm việc siêng năng và thận trọng với lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình; như vậy mới được coi là người ham học”. Khổng Tử không chỉ quan tâm đến việc nuôi dân, dưỡng dân mà còn quan tâm đến giáo hóa dân. Nuôi dân, dưỡng dân là chăm lo về đời sống vật chất, giáo dân là lo cho dân về đời sống tinh thần. Với quan điểm này, giáo dục góp phần làm nên bản chất xã hội của con người. Với mục đích giáo dục này, Khổng Tử đã thể hiện tư tưởng vượt thời đại: Một xã hội muốn phát triển vững mạnh phải có con người đủ đức, đủ tài.

Xem thêm:  Tả Người Mẹ Yêu Quý Của Em

Con cháu không có tài đức thì dù để lại bao nhiêu tiền của cũng là vô dụng. Chính vì quan niệm này mà thời xưa có biết bao vị quyền cao chức trọng, nhưng không hề quan tâm tới tiền bạc, tài sản. Và Từ Miễn là một vị quan như thế. Ông làm quan thời nhà Lương, suốt đời ông đều có địa vị cao. Nhưng ông nghiêm khắc với bản thân, làm việc công chính mà cẩn thận, tiết kiệm, không tham lam, không quan tâm đến tiền tài của cải, gia sản của bản thân.

Ông thường đem phần lớn số bổng lộc của mình chia cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khổ. Bởi vậy trong nhà ông không có của cải gì đáng kể.

Trong số khách và bạn hữu của ông có nhiều người khuyên nên tích góp một chút sản nghiệp để lại cho con cháu. Nhưng ông trả lời rằng: “Người ta để tiền của lại cho con cháu, còn tôi để tiếng thơm lại cho con cháu. Con cháu mà có đức, có tài, chúng tự nhiên có thể sáng lập nên gia nghiệp. Còn nếu chúng không có tài đức, thì dẫu tôi có để lại tài sản cũng là vô dụng”. Vì vậy, Từ Miễn thường xuyên dạy bảo con cái cần phải coi trọng phẩm hạnh đạo đức. Ông từng viết thư nhắc nhở con trai tên là Từ Tung rằng: “Gia thế nhiều đời nhà ta rất thanh liêm, cho nên cuộc sống thường ngày là kham khổ. Mặc dù cha không có tài cán gì, nhưng có tâm nguyện, vui mừng được tuân theo lời giáo huấn này của cổ nhân, không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc cha có được quyền cao chức trọng tới nay đã gần 30 năm, có một số bạn bè đều cực lực khuyên cha hãy thừa dịp khi có chức có quyền mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho các con, cha đều cự tuyệt không chấp thuận. Bởi vì cha cho rằng, chỉ có để lại thứ quý giá nhất là sự thanh bạch cho đời sau, mới có thể khiến con cháu được hưởng phúc vô cùng”. Về sau, các con của Từ Miễn đều trở thành những người tài đức nổi tiếng xa gần, cống hiến hết mình cho nhân dân, đất nước.

Đặc điểm của giáo dục trong gia đình là lời nói và việc làm đều phải mẫu mực, gương mẫu, từ đó trong lặng lẽ mà cải biến người khác. Bởi vì trẻ con có tính dễ thích nghi, cho nên việc giáo dục phẩm hạnh cho chúng càng trở nên quan trọng hơn. Đối với những đạo lý mà chúng nhất thời không thể hiểu được, chỉ có hướng dẫn đúng đắn mới có thể giúp chúng đi đúng con đường chính đạo. Làm cha làm mẹ thường là muốn lấy những gì tốt đẹp nhất để lại cho con, bất kể là cấp cho chúng bao nhiêu tiền của đi nữa thì cũng đều là những vật ngoài thân. Các bậc hiền đức xưa đều cho rằng, chỉ có dạy con trọng đức hướng thiện, mới là thực sự lo cho tương lai lâu dài của chúng. Chỉ có như vậy mới có thể giúp chúng thu được lợi ích chân chính, biết phân biệt rõ đúng – sai, lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn mà có được tương lai tốt đẹp.

Lời bàn:

Để nuôi dạy con thành công, việc vận dụng phương pháp dạy con học hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải đứa trẻ nào cũng có cách tiếp thu kiến thức giống nhau, việc tìm ra phương pháp dạy con học hiệu quả là vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều phụ huynh. Và điều quan trọng hơn phải tạo ra tinh thần học tập đúng đắn. Mỗi đứa trẻ có cách tiếp thu kiến thức hoàn toàn khác nhau, vì thế, phương pháp dạy con học hiệu quả của mỗi gia đình cũng khác nhau, không nên đánh đồng và so sánh trẻ và sẽ khiến trẻ tự ti hơn mà không có tác dụng tích cực nào.

Xem thêm:  Một nhân cách lớn

Chính vì thế, câu nói của người xưa quả không sai: “Để lại cho con cháu cả sọt vàng, không bằng dạy chúng biết siêng năng học tập”. Bởi vì “nhân bất học bất tri lý”, có nghĩa là người mà không học thì không biết được lý lẽ. Vậy nên, mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập sự tự tin, bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách cao đẹp. Và xuất phát từ đó mà UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *