Quốc sắc thiên tài

Trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta đã sinh ra nhiều nữ danh nhân tài ba, có đóng góp lớn cho sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Trong số đó, 3 người phụ nữ họ Nhữ là Nhữ Hoàng Đê công chúa (thế kỷ X), Nhữ Thị Thục (thế kỷ XV) và Nhữ Thị Nhuận (thế kỷ XVIII) được người đương thời ca ngợi là những phụ nữ có tài năng nổi trội. Và giai thoại sau đây nói về một trong 3 người phụ nữ tài năng, đó là Nhữ Hoàng Đê.

Theo ngọc phả và các tài liệu sắc phong vào thế kỷ X, triều Đinh, tại Trang Thanh Khê, nay là làng Thanh Khê, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, có cụ Nhữ Khâm là một hào kiệt, con gái là Nhữ Đê, cùng chồng là Nguyễn Minh (Phó tướng của Lê Hoàn), đã sát cánh cùng Lê Hoàn dẹp loạn 12 sứ quân giúp vua Đinh Bộ Lĩnh gây dựng sự nghiệp lớn. Sau bà Nhữ Đê được phong Nhữ Hoàng Đê công chúa. Di tích lăng mộ cụ Nhữ Khâm, đền Lăng có ban thờ Phó tướng Nguyễn Minh và Nhữ Hoàng Đê công chúa vẫn còn ở Thanh Liêm. Như vậy, những dấu tích về họ Nhữ ở Thanh Khê còn lưu truyền, lưu giữ được, tính từ cụ Nhữ Khâm đến nay cũng đã trên 1.000 năm. Tại huyện Thanh Liêm, hiện có các dòng họ Nhữ sinh sống tại các xã Liêm Cần, Thanh Hải, Thanh Nghị…

Vào thế kỷ X, trong buổi đầu đấu tranh giành lại quyền độc lập tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, tranh giành lẫn nhau giữa các sứ quân cát cứ, xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền, dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhân vật chính trị, quân sự tài ba, lỗi lạc như Lê Hoàn, Nguyễn Minh, anh em nhà Đinh Điền – Đinh Bang… Trong số đó, bà Nhữ Hoàng Đê được ca ngợi là phụ nữ tài năng, người vợ, người bạn chiến đấu luôn sát cánh cùng chồng là Phó thập đạo tướng quân Nguyễn Minh dẹp loạn phò giúp vua Đinh gây dựng sự nghiệp lớn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện cổ tích cùng tên

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nhữ Hoàng Đê quê tại Trang Thanh Khê. Có truyền thuyết kể lại rằng, trong một lần Nguyễn Minh đi tìm bạn đồng chí hướng có đi qua Tốt Khê (nay là xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) thì gặp bà Nhữ Đê đang cắt cỏ và hát rằng: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang/Trăm cây ngàn cỏ lại hàng tay ta”. Cảm phục người con gái giỏi đối đáp, ông Nguyễn Minh liền kết bạn trăm năm. Bà Nhữ Đê là con gái của ông Nhữ Khâm – hào phú người Trang Thanh Khê. Trong buổi đầu còn thiếu thốn, ông Nhữ Khâm đã cung cấp lương thực, tiền bạc cho nghĩa quân hoạt động.

Trong ngọc phả 3 vị hoàng đế thời Tiền Lê đã ghi lại công trạng của bà như sau: Theo chồng, cùng các tướng đánh Đông, dẹp Bắc, thành tích của bà Nhữ Hoàng Đê rất nổi trội. Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, vua Đinh mở đại tiệc khao mừng, khen thưởng công lao tướng sĩ, phong Nguyễn Minh là Phó thập đạo tướng quân. Đương vui yến tiệc, Nguyễn Minh không bệnh mà mất, bà Nhữ Đê cũng mất theo luôn. Ngày đó là 5-5. Vua thương tiếc công thần có công lao to lớn đối với đất nước, bèn ban tiền tuất 600 quan và phong cho Nguyễn Minh là “Quang minh chính trực Đại vương” và gia tặng “Anh Triết Hùng đoán thượng đẳng thần”. Tôn phong bà Nhữ Đê là “Nhữ Hoàng Đê công chúa”, gia tặng “Quốc sắc thiên tài trung đẳng thần”.

Xem thêm:  Tình thầy trò

Hiện nay, Thanh Liêm còn nhiều địa danh ghi dấu ấn cuộc đời và công lao của bà. Đó là dưới chân núi Bảo Cái còn khu đất dân vẫn gọi là giàn thề. Nơi này xưa kia Lê Hoàn cùng các tướng như Nguyễn Minh, Nhữ Hoàng Đê cho đắp lên làm đàn tế trời đất, thề một lòng một dạ sống chết có nhau để giúp nước. Thôn Nhuế trước kia là nơi Nguyễn Minh và Nhữ Hoàng Đê lập căn cứ trại để rèn quân. Đền Lăng, nơi thờ các vị vua Đinh – Tiền Lê và thờ “Tam vị đại vương Nguyễn Minh, Thiên Cương và Nhữ Hoàng Đê”… Hằng năm, vào ngày 8-3 âm lịch, hội đền được mở, đón khách thập phương vào dâng hương các bậc minh quân, trung thần, trong đó có người phụ nữ tài ba Nhữ Hoàng Đê công chúa.

Lời bàn:

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 944 Ngô Quyền mất. Anh vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Năm 950, Ngô Xương Văn là con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn vương. Năm 966, sau cái chết của Nam Tấn vương, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân. Và Đinh Tiên Hoàng có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Vì thế, ông được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử nước nhà.

Xem thêm:  Tả chiếc bút chì mà em đang sử dụng tuyển chọn hay nhất 2018

Trong suốt cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, cũng như thời kỳ xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền ở thế kỷ X đã xuất hiện nhiều nhân vật chính trị, quân sự tài ba, lỗi lạc như Lê Hoàn, Nguyễn Minh, anh em nhà Đinh Điền – Đinh Bang… Và trong số đó, không thể không kể đến công lao to lớn của bà Nhữ Hoàng Đê. Bà được người đương thời cũng như hậu thế ca ngợi là người phụ nữ tài năng, người vợ, người bạn chiến đấu luôn sát cánh cùng chồng là Phó thập đạo tướng quân Nguyễn Minh dẹp loạn phò giúp vua Đinh gây dựng sự nghiệp lớn. Vì thế, lịch sử và hậu thế mãi mãi tôn vinh công lao to lớn của bà.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *