Tấm lòng rộng lớn

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Đây được xem là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.

Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng, khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.

Năm 1285, quân Nguyên – Mông ồ ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề. Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định. Và khi Nguyên – Mông xâm lược nước ta lần thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này. Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai

Năm 1237, gia đình ông xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được 3 tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Thái Tông thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.

Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi 2 gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng. Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi 2 người.

Xem thêm:  Nói về Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã mệnh danh ông là ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo. Bằng tài năng và nhân cách của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên

Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử. Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Không những thế, vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân. Chuyện xưa kể lại rằng, trong lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải. Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt hay vài câu nói không vừa ý.

Lời bàn:

Với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đưa Trần Quốc Tuấn lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”, một bậc thầy về chiến lược quân sự. Ông còn có tài dụng người, dụng binh thao lược. Ông tiến cử người tài giỏi giúp nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… tất cả là vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn người trung nghĩa nên đã giữ được những nhân tài chung quanh ông. Tuy nhiên, tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo là một lòng tận tụy với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Vì thế, trước khi mất, ông dặn vua Trần Anh Tông rằng: Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà. Và với hậu thế hôm nay, tư tưởng này của Trần Quốc Tuấn là bài học vô giá. Bởi nhân dân mới là cội nguồn của sức mạnh giữ nước, là nguồn sức mạnh vô địch và nguồn sức mạnh ấy không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Vâng, tư tưởng khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là quốc sách và là di sản vô giá của tổ tiên ta để lại cho hậu thế.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *