Tấm gương sáng

Trong lịch sử thời phong kiến của dân tộc Việt Nam, Hoàng Thái hậu Từ Dũ được nhiều người nhắc đến, đã nêu cao tấm gương sáng về đức hạnh tuyệt vời cũng như giữ trọn vai trò trọng yếu trong chính sự triều đình nhà Nguyễn vào khoảng nửa thế kỷ XIX.

Chuyện xưa kể lại rằng, khi vua Thiệu Trị đọc sách đến nửa đêm chưa ngủ, bà vẫn thức hầu không biết mỏi mệt. Bà thường khuyên các cung phi nên cần mẫn trong chức vụ. Mỗi lần được ân huệ ban thưởng, bà chia đều không giành lấy cho mình, ai phạm lỗi bà đều tìm cách bào chữa hay chịu thay cho họ. Bà thông minh, khi đọc sách và thơ văn đều nhớ nằm lòng, không cần mở sách ra duyệt lại.

Thường ngày, vua Thiệu Trị đem sử sách đến đọc, bà lắng nghe và có lần đã góp ý với chồng rằng:

– “Làm người ắt phải học để biết được điều thiện, điều ác. Điều thiện nên phát huy, điều ác nên tránh để không sa vào chỗ tà”.

Một hôm, thấy nhà vua đọc sử và đến đoạn có câu:… Cổ chi thận ngôn chi dã – Ý nói về người cẩn thận lời nói. Nghe vậy bà liền tâu rằng: Lời nói phải thận trọng, một lời phát ra, người ta nhờ phước, cũng lời nói mà người ta thọ hại, với những điều ân, oán, thành, bại đều do từ cái miệng mà ra. Sách xưa có nói, ngọc có tỳ vết còn mài được, lời nói có vết, không biết làm sao cho hết”.

Xem thêm:  Tể tướng đi hỏi vợ

Mỗi lần vua Tự Đức rảnh rỗi vào hầu, bà thường nhắc nhở công đức và những lời nói, việc làm của tiên đế để khuyên dạy, Ngõ hầu giữ gốc trung hậu, không nên chuộng mới, nới cũ. Vua Tự Đức đã ghi lại những lời nhân hậu của mẹ dạy trong sách “Từ Huấn Lục”.

Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất quan tâm trong tiết kiệm tiêu dùng. Tuy nhiên, bà rất tận tình giúp đỡ người khốn khó và nghiêm khắc đối với việc lãng phí, xa hoa. Bà thẳng thắn phê phán tệ tham ô chức quyền trong triều chính và các địa hạt. Bà đã từng nói với các quan trong triều rằng:

– Xưa nay, quan lại còn dùng chữ tham chưa bỏ được, hạng sâu dân, mọt nước không gì tệ hại hơn… Một sợi tơ, một hạt gạo cũng đều là máu mỡ của dân, nên lãng phí đã không ích gì, mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước.

Bà còn rất nghiêm khắc đối với thân nhân dòng họ, phê phán gắt gao kẻ dựa quyền thế gia tộc để tìm đường cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp. Có lần bà nói với vua Tự Đức rằng:

– Người trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho mọi người trong thiên hạ cùng biết.

Xem thêm:  Chùm stt ngôn tình đơn phương đặc sắc nhất hiện nay

Không những thế, bà còn biết trân trọng các quan trung thần và mong muốn trong triều đình nhà Nguyễn có nhiều người thanh liêm như Võ Trọng Bình, thẳng thắn như Phạm Phú Thứ và công trung cần cán không từ việc mệt nhọc như Nguyễn Tri Phương. Có lần bà đã nói với vua Tự Đức như sau:

– Nếu được nhiều người như vậy rồi đặt ra mỗi tỉnh một người thì việc nước, việc dân được bổ ích rất nhiều, mà vua cũng khỏi lo nhọc ngày đêm, ngặt vì còn có những tham quan bóc lột của dân không chán, mà lại không biết hối cải. Những của bất nghĩa không được tồn tại, được vài đời đã khánh tận, sau con cháu cùng khổ, thiên hạ chê cười, chi bằng làm điều nhân nghĩa, lưu truyền phước trạch lâu dài.

Lời bàn:

Từ nội dung của giai thoại trên cho thấy, Hoàng Thái hậu Từ Dũ quả là bậc mẫu nghi thiên hạ, tài năng, đức độ, nhân cách và phẩm hạnh của bà là tấm gương sáng không chỉ cho người đương thời mà còn với hậu thế mai sau. Chính vì thế tên tuổi của bà sẽ còn sống mãi với đất nước và quê hương.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện có một bệnh viện phụ sản lớn nhất ở miền Nam được mang tên Từ Dũ. Đó không chỉ là tấm lòng của hậu thế tưởng nhớ đến bà mà còn là mong muốn của đông đảo nhân dân về bệnh viện mang tên bà sẽ có nhiều thầy thuốc chuẩn mực, đức độ cao quý như bà. Đặc biệt là trong điều kiện bệnh viện luôn quá tải và tiền viện phí tăng, tiền thuốc tăng, tiền dịch vụ y tế tăng… như hiện nay thì vấn đề y đức càng cần được quan tâm hơn.

Xem thêm:  “Lòng dân – Vận nước”

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *