Bình giảng bài thơ “Lai Tân” trong ” nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy bình giảng bài thơ “Lai Tân” trong tập ” nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
Mở bài Bình giảng bài thơ “Lai Tân”
Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh chủ yếu hướng nội, như một nhật kí tâm sự, thường dùng bút pháp trữ tình để thể hiện vẻ đẹp và con người của Hồ chủ tịch như bài “chiều tối” nhưng trong đó có nhiều bài thơ hướng ngoại, nó như một thứ nhật kí thế sự để ghi lại hiện thực của chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, điển hình là bài “Lai Tân”.
Thân bài: Bình giảng bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh
Chúng ta cùng nhau đi phân tích bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù và rộng ra đó là xã hội Trung quốc lúc bấy giờ thể hiện thông qua cảm nhận của tác giả, ghi lại sự thật những gì tai nghe mắt thấy ở huyện Lai Tân, đồng thời cùng nhau tìm hiểu về bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ đó là bút pháp châm biếm, đả kích thông qua việc người phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, xây dựng hình tượng nhân vật trào phúng, ngôn ngữ trào phúng.
“Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.”
Dịch nghĩa:
“Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.”
Đầu tiên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bức tranh hiện thực về tình trạng thối nát của bọn quan lại trong xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, qua đó ta thấy được thái độ của tác giả.
3 câu thơ đầu gợi lên hình ảnh của 3 con người với 3 sự việc:
““Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công”.
Ban trưởng thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân, ăn tiền đút lót của phạm nhân đánh bạc, còn huyện trưởng thì đốt đèn để làm việc, nhưng đó chỉ là cách nói thôi, nhưng theo ý kiến của nhiều người thì hình ảnh chong đèn làm việc là hình ảnh mà tên huyện trưởng hút thuốc phiện. Qua đó ta thấy được bức tranh chung của xã hội thối nát lúc bấy giờ qua bút pháp tư sự tài tình của người. Ba câu thơ có tính chất liệt kê, kể lại, thuật lại những con người, sự việc mà tác giả tai nghe mắt thấy, đó là những hành động mà bọn quan lại thường làm lúc bấy giờ, đây chính là 3 con người, ba sự việc tiêu biểu nhất trong số rất nhiều sự việc mà tác giả tận mắt chứng kiến, để nói lên sự vô trách nhiệm, thối nát của quan lại lúc bấy giờ mà thậm tế nhất đó là những kẻ vô liêm xỉ, vô nhân đạo. Thời điểm sáng tác của bài thơ vào năm 1942, khi mà Trung Quốc bị phát xít Nhật xâm chiếm, đô hộ thế mà ở nhà tù Lai Tân này vẫn cứ nhởn nhơ, ăn chơi, không nghĩ gì đến hoàn cảnh của đất nước, của người dân, khi đất nước lâm nguy, mình là cơ quan, người có quyền lực trong tay đáng nhẽ ra phải tìm mọi cách để cứu đất nước, cứu nhân dân thì anh lại làm ngược lại, những con người đại diện cho bộ máy, pháp luật của một đất nước lại có thể dửng dưng, bình chân như vại trước thực trạng của đất nước.
Trong tâm trí của bọn chúng lúc nào cũng chỉ nghĩ được rằng: ai chơi bời thì cứ chơi bời, ai hy sinh cứ hy sinh, ai chiến đấu chống giặc thì cứ việc mà làm mặc cho thực tình của đất nước.
“Lai Tân vẫn thái bình như xưa”
Tiếp theo là 2 câu thơ cuối là lời nhận xét, kết luận, làm nổi bật lên sức mạnh châm biếm, đả kích. Trong mối tương quan với 3 câu thơ đầu thì cái kết của câu thơ cuối này là hết sức bất ngờ, đột ngột. nếu 3 câu thơ tác giả thuật lại một cách khách quan xã hội lúc bấy giờ, thì ở 2 câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp phê phán và châm biếm tình trạng đất nước và quan lại thối nát lúc bấy giờ, bởi vì người hạ xuống 1 câu thơ, lời nhận xét có vẻ rất khách quan, rất dửng dưng.
Tác dụng châm biếm, đả kích của câu cuối vừa tạo nên sự thống nhất trong ba câu thơ trên đồng thời tạo nên mâu thuẫn mang tính chất trào phúng. “Lai Tân vẫn thái bình như xưa”, sự thối nát của quan lại là bất thường mà lại rất bình thường, không phải do bị xâm chiếm, đô hộ mà bọn quan lại Trung Quốc lại ra nông nỗi như thế, không phải thời loạn mà trật tự, phép nước, kỷ cương bị đảo lộn mà sự việc: bóc lột phạm nhân, đánh bạc, hút thuốc phiện của bọn quan lại là bình thường, từng diễn ra.
Mâu thuẫn trào phúng đó là tất cả sự thái bình của đất nước chỉ là dối trá còn thực chất đại loạn là bên trong, nghĩa là ở đây có sự mâu thuẫn giữa dối trá bên ngoài và sự thật bên trong.
Kết thúc bai thơ bằng chữ “thái bình” là thi nhãn, là nhãn tự cho cả bài thơ, tác giả sử dụng cách nói ngược nghĩa và chính cách nói đó đã làm nên sức mạnh của biện pháp châm biếm, đả kích, nó vừa nhẹ nhàng nhưng lại hết sức sâu cay: đó là sự đại loạn và thối nát từ bên trong chính quyền, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đưa ra những nhận đinh, ý kiến rất hay đó là chỉ gồm 2 chứ “thái bình” lại được cân đo đong đếm bằng tổng cân nặng của cả bài thơ, cả bài thơ là 28 chữ, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét rằng: “một chữ “thái bình” mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thuở của xã hội Trung Quốc, của giai cấp thống trị, chỉ một từ ấy mà xé toang tất cả mọi sự thái bình, dối trá nhưng thực sư là đại loạn bên trong.
Kết luận: Bình giảng bài thơ “Lai Tân” trong ” nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
Tác phẩm “ nhật kí trong tù” có tác dụng về nhiều mặt, là tác phẩm được viết bằng nhiều bút pháp khác nhau. Và bài thơ “Lai Tân” lại được viết theo bút pháp trào phúng và có tự sự và nghệ thuật trào phúng, châm biếm được thể hiện ở câu thơ kết.
Theo Tapchivanhoc.com