Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là một trong những dạng bài của văn nghị luận. Đây là thể loại nghị luận về một vấn đề văn học. Với bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu, lập dàn ý cho đề bài đó, từ đó huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Qua bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ này, chúng ta sẽ trau dồi kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng, xây dựng thói quen luyện tập viết văn nghị luận. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Câu 2 trang 86 SGK văn 12 tập 1:
Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.
Bài viết thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
Luyện tập Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Phân tích đoạn thơ:
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ
Thân bài:
Hai câu đầu:
- Hình ảnh mây núi hùng vĩ, chim nghiêng cánh
- Nghệ thuật tương phản: thiên nhiên, vũ trụ bao la đối lập với cá thể nhỏ bé
=> Bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà, nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa dòng đời
Hai câu sau:
Nghệ thuật: sử dụng từ láy, lấy cái không có ở ngoại cảnh để nói cái có trong lòng người=> nỗi nhớ quê hương
=> Đứng trên quê hương mà nhớ quê hương- tâm trạng chung của những trí thức yêu nước thuở bấy giờ
Đánh giá nội dung và nghệ thuật
- Đoạn thơ thể hiện sự cô đơn, bơ vơ, lạc lõng của cái tôi trữ tình. Nỗi nhớ quê hương là một biểu hiện thầm kín của tình yêu nước
- Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại, bút pháp tả cảnh, tả tình
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đoạn thơ
Nguồn Internet