Trung hiếu vẹn toàn

Theo sử cũ, từ năm 1266-1271, Nghệ Tĩnh là điểm tiền tiêu chiến lược của âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ hai của đế quốc Nguyên – Mông. Để chuẩn bị đối phó tốt với quân giặc, Trần Quang Khải hỏi kế Bạch Liêu rồi họp các nhân vật trọng yếu trong trấn bàn kế đánh giặc. Ngay trong năm Bính Dần (1266), Bạch Liêu đã giúp Trần Quang Khải vạch ra một kế hoạch gồm các công việc quan trọng và gọi là “Biến pháp tam chương” nhằm chuẩn bị đối phó với địch.

Về tuyển quân: Bạch Liêu hiến kế điểm lại dân số, tuyển trai tráng vào quân ngũ với một số binh lính đủ 10 vạn quân, luyện tập võ nghệ và sắm đủ vũ khí. Chọn lấy một số quân thường trực, còn số binh lính khác lúc nào giặc đến thì xung quân.

Về quân lương: Bạch Liêu đề nghị với Trần Quang Khải cho tăng dần niên liệm, quyên góp, tích trữ lương thực từ ít đến nhiều sao cho từ Hoành Sơn (Hà Tĩnh) trở ra Ngọc Sơn (Thanh Hóa) cứ 20 dặm dọc theo đường lớn có 1 kho công kín đáo chứa đầy thóc. Tiền đồng và binh khí cũng phải dự trữ để cung ứng khi có chiến sự.

Về sách lược đối với phía Nam: Củng cố các đồn binh ở biên giới phía Nam Nghệ An (tức đất Hà Tĩnh ngày nay), đồng thời cho nông dân về khai khẩn đất bỏ hoang của người Chiêm Thành. Khai hoang tới đâu, cho dân lập làng tới đó, vừa mở thêm bờ cõi vừa cảnh giác với quân địch.

Trần Quang Khải rất khen “biến pháp” của Bạch Liêu, rồi tự mình cùng em là Trần Quốc Khang đưa nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm, Trần Quang Khải khéo dùng Bạch Liêu, khéo vận động quân – dân Nghệ Tĩnh thực hiện “biến pháp” nên đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng, nên được triều đình khen ngợi. Năm 1271, Trần Quang Khải được triệu về kinh làm Tướng quốc Thái úy, cùng Trần Quốc Tuấn lo đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng trước âm mưu của phương Bắc. Ông vẫn quan hệ chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.

Xem thêm:  So sánh truyện Tấm Cám với hai tác phẩm: Nêang Cantóc- Nêang Song Angcat; Nàng Tạu Khăm

Tháng 8-1282, Toa Đô đem 50 vạn quân tinh nhuệ phao tin là mượn đường đi đánh Chiêm Thành, nhưng thực tế là sang xâm lược nước ta. Mùa đông năm Giáp Thân (1284), đại quân của Thoát Hoan chia thành nhiều mũi, từ biên giới phía Bắc đánh vào nước ta, chiếm Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng rồi tràn xuống Vạn Kiếp. Trong khi đó, cánh quân của Toa đô đã chiếm xong Ô Lý đang tiến gấp ra Nghệ An. Trong triều, bọn tôn thất hèn nhát, bất mãn như Trần Kiện muốn đầu hàng hơn là muốn đánh giặc. Tháng 12-1284, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn xin lệnh vua để Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải trở lại Nghệ An chặn đánh cánh quân của Toa Đô. Lúc này, Bạch Liêu viết tờ tâu nói rõ tình hình Hoan Diễn, phân tích thế, lực của ta và địch, rồi dâng kế sách đối phó. Vua Trần Nhân Tông đọc rất vừa ý, nhất là trong bản tâu của Bạch Liêu nói Hoan Diễn đã sẵn sàng 10 vạn quân dưới cờ. Vua phê ngay vào dưới bản tâu 2 câu: Cối Kê cựu sự quân tu ký; Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.

Ý vua Trần Nhân Tông nhắc Bạch Liêu nhớ kinh nghiệm Cối Kê hồi xưa (khoảng 500 năm trước Công nguyên), Việt Câu Tiễn bị Ngô Phù Sai đánh thua, còn 5.000 quân rút về Cối Kê cố thủ, rồi từ căn cứ đó quật lại, giành được thắng lợi cuối cùng. Nhờ có 10 vạn lính Hoan Diễn, xã tắc sẽ tồn tại. Các vua Trần hồi đó đúng là tin tưởng lính Hoan Diễn.

Xem thêm:  Thưởng phạt phân minh

Trần Quang Khải kéo quân vào Nghệ An gặp lại mưu sĩ Bạch Liêu cùng nhiều quan chức địa phương bàn kế chống giặc Toa Đô. Được sự giúp sức của Bạch Liêu và quân dân Nghệ An, đạo quân Trần do Thượng tướng Trần Quang Khải chỉ huy đã lập chiến công vang dội ở bãi Sa Nam, huyện Nam Đường, đuổi quân Toa Đô ra khỏi vùng đất Nghệ An, góp phần vào cuộc chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai. Khi tuổi cao, ông về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh. Ông mất khi 79 tuổi.

Lời bàn:

Từ nội dung của giai thoại đã nêu cho thấy, trạng nguyên Bạch Liêu là người thông minh, lỗi lạc, một nhà nho có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, có tình cảm thiết tha với quê hương. Vì thế, sau khi thi đỗ trạng nguyên nhưng ông không ra làm quan, chỉ muốn làm dân thường. Song, với con mắt tinh tường của nhà mưu sĩ, Bạch Liêu đã hiến 3 kế sách lớn gọi là “Biến pháp tam chương’’. Và biến pháp này của ông đã được áp dụng thành công trên đất Nghệ An, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII.

Điều đặc biệt nữa ở ông mà hậu thế phải nghiêng mình tôn kính và nể trọng là sau khi chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, trong số những người ban thưởng có Bạch Liêu, tuy nhiên ông đã từ chối mọi tước vị cũng như vật phẩm. Và chí hướng của trạng nguyên Bạch Liêu một lần nữa cho hậu thế thấy rằng, đạo học cao nhất của người xưa không ở chỗ sự nghiệp giàu sang phú quý hay công danh lợi lộc, mà ở việc nỗ lực trở thành bậc thánh hiền, hoặc ít nhất cũng làm người quân tử, chứ không phải là kẻ tiểu nhân phàm tục. Thế mới hay rằng, sống hết lòng vì quê hương bản quán và bà con lối xóm cũng là vì dân, vì nước.

Xem thêm:  Chuyện về Phan Văn Xưởng

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *