Soạn bài Chiều tối của Hồ Chí Minh
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Hồ Chí Minh (1980 – 1969), quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, từ nhỏ đã thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc.
– Không chỉ là một chiến sĩ cách mạng, một vị lãnh tụ vĩ đại mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại sự nghiệp văn thơ rất phong phú, đặc sắc.
2. Tác phẩm:
– Bài thơ “Chiều tối” được trích từ tập Nhật ký trong tù, một tập thơ được Bác sáng tác khi bị bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
– “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập thơ.
– Được lấy cảm hứng từ cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào năm 1942.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Phân tích bản dịch thơ với bản dịch nghĩa chỉ ra chỗ chưa sát với nguyên tác:
– Câu thơ thứ hai:
“Mạn mạn” có nghĩa là trôi lững lờ, chậm rãi, mang theo nét u hoài, buồn bã.
Bản dịch thơ lại dùng từ “trôi nhẹ” không truyền tải hết nội dung của nguyên tác.
– Câu thơ thứ hai:
Nguyên tác là “cô” có nghĩ là lẻ loi, sự cô đơn của chòm mây.
Bản dịch đã bỏ xót từ “cô” này”.
– Câu thơ thứ ba:
Nguyên tác là “thiếu nữ” nhưng bản dịch thơ lại là “cô em” bỏ qua sắc thái của sự tôn trọng.
Chữ bản nguyên tác không có từ tối nhưng bản dịch thơ lại có làm lộ ý thơ.
Câu 2: Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ đầu:
– Bức tranh thiên nhiên:
Hình ảnh cánh chim nhỏ bé đang về rừng tìm chốn ngủ.
Thời điểm vào lúc chiều tà, là khoảng thời gian kết thúc một ngày làm việc.
+ Hình ảnh “cô vân” đang trôi lơ lửng, cô độc trên bầu trời.
Cả cánh chim và áng mây đều chuyển động một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ.
Đó là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.
– Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ:
Dù trong hoàn cảnh chuyển lao nhưng vẫn giữ tình yêu thiên nhiên.
+ Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng, một con người cô độc nơi xứ người.
+ Tâm hồn thì hướng về phía quê hương, Tổ quốc.
Câu 3: Đời sống sinh hoạt được Bác cảm nhận trong hai câu thơ cuối:
– Trung tâm của bức tranh chiều tối không phải thiên nhiên cảnh vật mà chính là đời sống sinh hoạt của con người.
– Đó là cô thôn nữ đang xay ngô tối, cho thấy sự chăm chỉ, cần mẫn của cô gái.
– Lối điệp vòng “Ma bao túc” , “bao túc bao hoàn” cho thấy đây là công việc diễn ra hằng ngày, thường xuyên.
– Chữ “hồng” ở cuối bài thơ như làm bừng sáng lên cả bài thơ, khiến cho người đọc cũng như người tù cảm thấy ấm áp.
– Hai câu cuối thể hiện tình yêu cuộc sống, sự cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống lao động thường ngày.
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ:
– Nghệ thuật tả cảnh xen lẫn nét cổ điển và tính hiện đại.
– Ngôn ngữ được sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo
– Sử dụng phép điệp kết hợp với láy âm.
– Sử dụng những hình ảnh cổ điển, mang ý nghĩa tượng trưng: cánh chim, chòm mây…
III. Tổng kết:
– Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà.
– Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, tự tại và ý chí vượt lên tất cả dù khó khăn, khắc nghiệt của Hồ Chí Minh.