Răn bề tôi có công

Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài ngàn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần.

5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa. Năm 1426, ông cử 3 đạo quân tiến ra Bắc, trong khi nhà Minh cử một lực lượng lớn do Vương Thông chỉ huy sang tiếp viện. Hai cánh quân của Lê Lợi kết hợp với nhau, đánh bại quân Minh ở trận Tốt Động – Chúc Động, ép Vương Thông lui vào Đông Quan cố thủ. Nghe tin, Lê Lợi lập tức mang đại quân ra Bắc, tổ chức lại quân đội, phân chia hành chính, ban hành các đạo dụ răn quân lính và nhân dân… lập thế trận bao vây quân Minh.

Nhà Minh lại tiếp tục sai các tướng Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp viện, Lê Lợi sai quân ngăn chặn và đánh bại hoàn toàn 2 đạo quân tiếp viện này. Vương Thông cùng đường phải xin hòa với quân Lam Sơn khi chưa được sự cho phép của triều đình nhà Minh. Bất chấp sự phản đối của tướng lĩnh và dân chúng, Lê Lợi không những cho phép quân Minh được rút lui an toàn mà còn chu cấp vật tư như thuyền bè, tu sửa đường sá… cho họ. Đến ngày 17-12-1427 (âm lịch), quân Minh chính thức về nước, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thay mình làm bài Bình Ngô Đại Cáo bá cáo cho thiên hạ biết về việc quân Minh đã thất bại và chấp nhận xin giảng hòa, rút quân về nước, Nam – Bắc thôi việc binh đao, thiên hạ đại định.

Xem thêm:  Vị tướng ẩn danh

Năm 1428, lên ngôi vua, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam Sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê (nhà hậu Lê). Lê Lợi đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc; đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học… làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.

Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế. Phan Bội Châu coi ông là hình ảnh chói lọi của vị Tổ Trung hưng thứ 2 sau Ngô Quyền. Trải qua 20 năm bị ngoại xâm, chiến tranh tàn phá, đất nước chìm ngập trong khó khăn chồng chất nên Lê Thái Tổ đã dồn hết tâm lực để giải quyết những công việc quốc gia đại sự. Mặc dù vậy, Lê Thái Tổ vẫn luôn canh cánh nỗi lo giữ nghiêm phép nước.

Ngày 26-2-1429, Lê Thái Tổ ra lệnh cho các đại thần và quan hành khiển xem lại các điều lệnh của ông có gì phương hại đến việc quân, việc nước, hoặc giả là việc sai dịch không. Ngày 18-10-1429, ông lại ra lệnh cho các đại thần, tổng quản và các quan từ hành khiển trở xuống, rằng người xưa có câu: “Vua không chọn tướng mà dùng thì có khác gì đem dâng nước mình cho giặc. Trẫm không lúc nào không suy nghĩ đến điều đó. Bởi đêm ngày lo nghĩ nên mới đem việc quân, việc nước quan trọng mà trao cho các khanh. Thế mà các khanh cứ điềm nhiên như không, trên thì phụ lòng tin dùng của triều đình, dưới thì chẳng chút đoái thương đến quân dân, sao mà biếng nhác việc quan đến thế? Nay, ta ra chiếu này để răn báo, nếu không biết tự mình sửa lỗi, lại còn tái phạm, thì phép nước còn chờ đó, khi ấy đừng nói là trẫm phụ bề tôi cũ có nhiều công lao”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Thu điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Lời bàn:

Nói ra điều ấy Lê Lợi muốn bách quan nghiêm giữ phép nước nhưng trước hết quan lại, nhất là các bậc khai quốc công thần, trước phải tự làm gương. Nước thịnh hay loạn cốt ở trăm quan, được người giỏi thì nước trị, dùng người xấu thì nước loạn. Bởi vậy, nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc, thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới…Và điều này đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại và điều này chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng.

Để làm được điều ấy, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm củng cố, phát triển đất nước, như tổ chức lại bộ máy chính quyền; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Và điều quan trọng nhất là ông luôn luôn quan tâm răn dạy những bề tôi có công để tránh nạn công thần và làm gương cho trăm họ. Vì vậy, ngày nay hậu thế không những khâm phục cách dùng người của các tiền nhân, mà còn phải nghiên cứu học tập những bài học vô cùng quý giá đó để thấy rõ con người trước mặt trái của cơ chế thị trường.

Xem thêm:  Giới thiệu tác phẩm Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi

N.D

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *