Khổng Tử với “Lễ nghĩa”

Khổng Tử tên Khưu, tự Trọng Ni, người nước Tống, do tổ tiên xảy ra xung đột với gia tộc Hoa Thị nên buộc phải lánh nạn sang nước Lỗ. Cha ông ở nước Lỗ vì lập chiến công nên được phong làm Ấp Đại phu, khi Khổng Tử lên ba thì cha qua đời. Mẹ Khổng Tử là Ngạn Thị vì không chịu đựng được sự ức hiếp của gia tộc Khổng nên đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ.

Do chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa nên Khổng Tử từ nhỏ đã có hứng thú đối với những lễ nghi. Ông thường bắt chước người lớn tham gia các nghi lễ. Vì ham hỏi ham học và không biết mệt mỏi, nên ông rất tinh thông các lễ nghi của nhà Chu. Tiếng tăm ngày một vang xa, có rất đông người đến xin theo học, do đó ông đã mở trường tư thục để dạy học.

Khi 35 tuổi, Khổng Tử sang nước Tề tuyên truyền với Tề Cảnh Công về đường lối chính trị của mình. Tề Cảnh Công muốn trọng dụng, nhưng thừa tướng Yến Anh thì cho rằng chủ trương của Khổng Tử không phù hợp với thực tế, không thể thực thi, nên Không Tử đành phải quay về nước Lỗ tiếp tục dạy học. Khi Lỗ Định Công lên ngôi, Khổng Tử mới được cử giữ chức Trung Đô tể, năm sau được thăng làm Tư khấu, quyền Tể tướng. Lỗ Định Công đã đem việc Tề Cảnh Công hẹn mình đến lập bang hội nói lại với Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: Nước Tề luôn luôn quấy nhiễu biên giới nước Lỗ ta, nay Tề vương hẹn với ta, ta không thể không phòng, mong đại vương hãy dẫn các Tư mã đi theo.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Lỗ Định Công nghe theo, bèn chỉ định hai vị Tư Mã cùng mình dẫn quân đi. Tại bang hội, do tài trí thông minh của Khổng Tử, khiến nước Lỗ giành được thắng lợi về mặt ngoại giao, Tề Cảnh Công còn hoàn trả 3 nơi mà nước Tề trước đây đã lấn chiếm của nước Lỗ.

Lê Sừ, đại phu nước Tề cho rằng Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ là điều bất lợi đối với nước Tề, mới bảo Tề Cảnh Công chọn 80 mỹ nữ và một ban nhạc đem tặng cho Lỗ Định Công, để ly gián Khổng Tử với Lỗ Định Công. Lỗ Định Công là một người hiếu sắc, suốt ngày chỉ uống rượu ăn chơi với đám mỹ nữ, không ngó ngàng gì tới việc triều chính, Khổng Tử vào cung khuyên ngăn thì nhà vua cũng lẩn tránh không gặp. Các học trò của Khổng Tử thấy vậy đều khuyên ông từ chức, Khổng Tử cảm thấy mình ở lại nước Lỗ cũng chẳng làm nên trò trống gì, chi bằng đi sang các nước tuyên truyền chủ trương chính trị lấy lễ trị nước của mình. Sau đó, ông đem theo học trò lên đường đi sang các nước.

Khổng Tử trước tiên sang nước Vệ, vua nước Vệ không mấy hữu hảo, lại còn nghi ngờ họ là gian tế và cử người theo dõi, Khổng Tử đành phải rời khỏi nước Vệ. Nhưng vì quá vội vàng nên một số học trò của ông bị thất lạc, trong số này có Tử Cống. Tử Cống vội vã đi khắp nơi tìm thầy thì có người mách rằng: Ở ngoài cửa đông tôi thấy có một người luống cuống như nhà có tang, không biết có phải là thầy của anh không?

Tử Cống nghe vậy liền vội vàng chạy ra cửa đông để tìm. Khổng Tử và học trò bê bết bụi đường về đến ngoại ô đô thành nước Tống, thấy trên bãi có một cây cổ thụ cành lá sum suê, Khổng Tử vô cùng thích thú liền bảo các học trò cùng diễn tập Chu lễ ở dưới gốc cây. Có người đem việc này mách với Tư mã Hằng nước Tống. Vị tư mã này rất căm ghét học thuyết của Khổng Tử liền tức tối mắng rằng:

Tên họ Khổng này thực là chẳng biết điều chút nào, sao hắn lại dám diễn trò cổ hủ này ngay trước mắt ta, tức thì bèn dẫn quân ra đuổi bắt. Nhưng khi ra đến nơi thì Khổng Tử và học trò đã chạy trốn từ lâu. Khi họ về đến nước Sở thì Sở Chiêu vương đã tin nghe lời đồn nhảm lại không trọng dụng Khổng Tử, nên ông đành phải về nước Lỗ tiếp tục giảng dạy và viết ra các cuốn kinh điển như “Thi Kinh”, “Dị Kinh”, “Thường Thư”, “Xuân Thu”… Năm 479 trước Công nguyên, Khổng Tử mất lúc 73 tuổi.

Lời bàn:

Tư tưởng chính trị Khổng Tử cho rằng, một chính quyền tốt nhất là quản lý xã hội bằng “lễ nghĩa” và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và sự mua chuộc. Chính Khổng Tử đã giải thích điều này trong sách Luận Ngữ rằng: Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt, chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc, tức là tư trong tư tưởng.

Xem thêm:  Danh tướng Trịnh Khả

Còn khi bàn luận về mối quan hệ giữa vua tôi hay giữa cha và con…, Khổng Tử luôn khẳng định về việc cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Tuy nhiên, sự tôn trọng này không có nghĩa là người dưới phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh từ người trên. Mà là người dưới phải biết đưa ra lời khuyên đúng và cũng cần phải đúng lúc, đúng nơi nếu người trên có hành động hay lời nói chưa đúng. Tiếc rằng, không phải ngày xưa, mà ngay cả ngày nay cũng có không mấy ai học theo ông, mà ngược lại có không ít người chỉ mong bề trên có sơ hở hay sai lầm là sẵn sàng quấy lên cho đục bằng những đơn thư sai sự thật… Thật đáng buồn thay.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *