Chuyện về Trần Minh Tông

Vua Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, là vị vua thứ 5 của nhà Trần (sau Trần Anh Tông và trước Trần Hiến Tông). Ông ở ngôi 15 năm (1314-1329) và làm Thái thượng hoàng 28 năm. Minh Tông là người có lòng nhân hậu, hay thương người và biết tôn trọng kẻ sĩ. Vì thế cho nên vua Trần Minh Tông đã có dưới trướng mình những hiền thần như Đoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An giúp. Nhờ đó mà triều đại nhà Trần dưới thời trị vì của vua Trần Minh Tông tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của các đời vua trước đã tạo nên.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357), thượng hoàng Trần Minh Tông mất, thọ 58 tuổi. Thường thì trước phút lâm chung cũng là lúc người ta đã sức cùng lực kiệt và khi ấy thì trí tuệ thật khó mà minh mẫn nữa. Thế nhưng với thượng hoàng Trần Minh Tông thì xem ra lại không phải vậy. Trong sách trên có đoạn chép về sự việc này của thượng hoàng Trần Minh Tông như sau:

Khi se mình (không được khỏe, bị bệnh), triều đình muốn lập đàn chay cầu đảo. Minh Tông nghe và biết chuyện bèn gọi Hữu tướng quốc là (Trần) Phủ vào tận giường nằm để hỏi. Khi ấy, vua Trần Dụ Tông lo sợ, lập tức sai Phủ tâu rằng, Phạm Ứng Mộng xướng nghị việc tự xin lấy mình chết thay cho thượng hoàng. Trần Phủ vừa tâu lên thì thượng hoàng nói:

Xem thêm:  Ông vua giả điên

– Ứng Mộng tự nhận làm địa vị của Chu Công thì cứ lấy thân mình mà chết thay cho cha hắn, còn đàn chay thì không được làm.

Bấy giờ, Hiến Từ Thái hậu phóng sinh các giống súc vật để cầu cho Minh Tông khỏe lại. Minh Tông biết được và đã nói với bà rằng: Thân ta không thể lấy con heo, con dê mà đổi được.

Khi bệnh đã trầm trọng, thượng hoàng bèn cho gọi các thầy thuốc là Trâu Canh, Vương Định, Phạm Thế Thường vào coi mạch. Bắt mạch xong, Trâu Canh nói là mạch phiền muộn. Thượng hoàng Trần Minh Tông liền ứng khẩu đọc một bài thơ cho Trâu Canh nghe:

Coi mạch nói chi những chuyện phiền

Trâu Canh nên hãy hốt thuốc tiên

Chuyện buồn nếu kể hoài không dứt

Chẳng hóa rước thêm nỗi muộn phiền.

Lúc ấy, bởi Trâu Canh thường ra vào cung cấm, vẫn hay dùng những câu khác đời, những lời quỷ quyệt, cốt để huyễn hoặc Trần Dụ Tông nên thượng hoàng Trần Minh Tông ghét lắm, bèn mượn bài thơ để châm biếm hắn. Khi thuốc dâng lên, Trần Minh Tông nói: Người đời bao nhiêu khổ não, nay thoát được nỗi khổ não này thì mai lại gặp nỗi khổ não khác mà thôi.

Nói rồi, ông không chịu uống thuốc. Lúc bệnh đã quá nguy kịch, thượng hoàng cho gọi hoạn quan là Nguyễn Dân Vọng đem bản thảo tập thơ ngự chế đốt đi. Nghe rõ nhưng khi ấy Nguyễn Dân Vọng còn do dự thì Minh Tông nói: Vật đáng tiếc hơn còn không thể giữ được, giữ gì thứ ấy.

Xem thêm:  909+ Bài thơ tán gái bá đạo trên từng hạt gạo vừa mới cập nhật

Khi các hoàng tử cùng đứng hầu cạnh long sàng để chờ nghe lời dạy cuối cùng. Thượng hoàng Minh Tông liền nói với họ: Các con cứ xem việc làm của người xưa, việc hay thì theo, việc dở thì lánh, cần gì phải nghe ta nói.

Lời bàn:

Cũng trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có đoạn chép lại rằng khi còn khỏe, thượng hoàng Trần Minh Tông đã từng nói với các hoàng tử rằng: Bậc đế vương dùng người không phải là có tình riêng với người đó mà chỉ vì đó là người hiền thôi. Người đó theo đúng ý ta, giữ chức vụ cho ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, cho nên ta coi là hiền mà dùng họ. Nếu ta cũng đúng là người hiền thì những người được ta dùng cũng hiền, kể như Nghiêu, Thuấn dùng Tắc, Khiết, Quỳ, Long vậy. Nếu ta không hiền thì những kẻ ta dùng ắt cũng không hiền, khác chi Kiệt, Trụ dùng Phi Liêm, Ác Lai vậy. Đó là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cùng loại thì hợp nhau. Kiệt, Trụ đâu phải có tình riêng gì với bề tôi của hắn. Bảo hắn là ngu tối thì được chớ bảo hắn có tình riêng thì không.

Xét về hoàn cảnh cũng như ngữ nghĩa của từng chữ trong lời nói của thượng hoàng Trần Minh Tông thì quả là chí phải. Hơn nữa, những lời nói tốt đẹp và hợp lẽ trên đây không phải là ông chợt nghĩ ra trước lúc lâm chung. Vẫn biết quy luật ở đời là ngọn đèn trước tắt bao giờ cũng lóe sáng lên một lần cuối cùng. Với những người mẫn tuệ thì lúc vĩnh biệt cõi đời thường vẫn để lại cho hậu thế những lời châu ngọc. Thế mới hay rằng, muốn lóe sáng cả ở phút cuối đời thì sinh thời phải là một ngọn đèn. Và thượng hoàng Trần Minh Tông quả đúng là ngọn đèn của dĩ vãng và ngọn đèn ấy dẫu đã tắt mấy trăm năm nhưng vẫn tỏa sáng mãi trong sử sách, thật đáng kính thay.

Xem thêm:  Ân oán

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dien aoinh 4 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *