Những ngày đầu của nước Việt Nam mới là hồi ức của Võ Nguyên Giáp- một vị tướng tài ba và khiêm nhường trong lịch sử dân tộc. Qua dòng hồi ức ấy, ta cảm nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân trong những ngày đầu sau cách mạng tháng tám để giữ vững nền độc lập, khẳng định vị thế của một nước Việt Nam mới. Hồi kí có những dòng viết vừa khách quan, vừa dạt dào cảm xúc, tái hiện chân thực những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn nhưng cũng vinh quang của đất nước. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới lớp 12 hay đầy đủ nhất
SOẠN BÀI NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
I- Tìm hiểu chung về bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
1. Tác giả
- Võ Nguyên Giáp là đại tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của CM Việt Nam
- Ông đã trực tiếp lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970- những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện quan trọng có tính chất bước ngoặt của CM Việt Nam từ những ngày đầu trước CM tháng tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970
- Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc
II- Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Câu 1 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Bố cục của phần trích:
- Đoạn 1: từ đầu… ập vào miền Bắc: giới thiệu
- Đoạn 2: tiếp theo… thêm trầm trọng: những khó khăn mọi mặt của đất nước
- Đoạn 3: tiếp theo…. ba trăm bảy mươi ki- lô- gam vàng: những biện pháp, nỗ lực của Đảng, chính phủ, Hồ chủ tịch và nhân dân
- Đoạn 4: còn lại: hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh
Câu 2 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt
Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả:
- Thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc đã qua
- Nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới
- Mọi hành động xâm lược đều bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phê phán và cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân ta được nhiều nước ủng hộ
- Bọn Tưởng Giới Thạch chỉ còn là những bóng ma
Câu 3 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới:
Về chính trị: nước Việt Nam mới nằm giữa bốn bề hùm sói. Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi. Chính quyền cách mạng chưa được công nhận
Về kinh tế: ở nông thôn ruộng đất bị bỏ hoang, lũ lụt, hạn hán. Hàng hóa khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được
Tài chính: cạn kiệt, chưa phát hành được tiền Việt Nam, đời sống nhân dân thấp, có người chết đói
Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sống xã hội càng thêm khó khăn
Câu 4 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Những quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng và chính phủ:
Chính trị:
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng bằng việc mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra quốc dân đại hội
- Ra sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp
- Giải tán chính quyền cũ- chính quyền thực dân phong kiến
- Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý
Kinh tế: giảm tô xóa nợ cho nông dân, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân, nâng cao năng lực tài chính cho đất nước
Xã hội: Bác Hồ kêu gọi “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”
Câu 5 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất là lãnh tụ Hồ Chí Minh vì:
- Bác là người có trí tuệ sáng suốt, có ý chí sắt đá và nghị lực mạnh mẽ
- Là con người toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân đất nước
- Với Bác, để đất nước Việt Nam mới ra đời có thể tồn tại và vững mạnh cần, xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân, đề ra ba mục tiêu quan trọng và phải dựa vào nhân dân
Câu 6 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Nghệ thuật của đoạn trích:
- Tác giả kể lại những sự kiện lịch sử có tính chất khái quát tổng thể
- Trong khi kể tác giả nêu cảm nghĩ, đánh giá, nhận xét
- Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng hào hùng không thể nào quên của đất nước
Nguồn Internet