Bình giảng bài văn Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bình giảng bài văn Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Hướng dẫn

NỘI DUNG BÀI VĂN BÌNH GIẢNG THAM KHẢO

Bối canh thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX đã có những điều kiện thuận lợi có bán đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, vì đây là giai đoạn trên the giới có nền khoa học, kỉ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia được củng cố, mở rộng. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đó là sự phân hóa rõ rệt về mức sống, giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo trong một nước; tình trạng chiến tranh và bạo lực vẫn còn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học có nguy cơ ngày càng nhiều, chính vì lẽ đó Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niuoóc ngày 30-9- 1990 để cùng nhau cam kết và ra lời Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Văn bản được trích trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. Văn bản trích gồm có 17 điều, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ.

Mở đầu văn bản là lời khẩn cầu với toàn thể nhân loại “hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Các em được sống trong vui tươi, được chơi, được học và được phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự học tập và tương trợ” (điều 1 và 2). Phần còn lại của văn bản có bố cục ba phần (Sự thách thức, Cơ hội, Nhiệm vụ).

Ở phần Sự thách thức nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay, vô số các em bị phó mặc cho những hiểm họa kìm hảm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu.

Xem thêm:  Thuyết minh về con chó

Chúng phải chịu bao “nỗi bất hạnh” là “nạn nhân” của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pac-thai, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không có khả năng phát triển hoặc không giữ được mức tăng trưởng đều đặn.

Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.

Nội dung vấn đề nêu ra ở phần này tuy ngắn gọn nhưng khá đầy đủ, giúp ta hình dung được thực trạng của trẻ em trên thế giới lúc bấy giờ đang đứng trước thảm họa rất đáng sợ. Đây cũng là vấn đề cần thiết đang đặt ra – một thách thức rất lớn đối với những nhà lãnh đạo cấp cao phải đáp ứng.

– Phần Cơ hội: Bản tuyên bố khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản của bối cảnh thế giới mấy chục năm của thế kỉ XX, đó là:

Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế hiện nay. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.

Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

Xem thêm:  Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Những cơ hội ấy đã được vận dụng trong 15 năm qua và đã mang lại nhiều thành tựu tốt đẹp về quyền được sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều lĩnh vực, và ở nước ta, ngay sau khi Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ra công bố một kế hoạch hành động, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991, đến năm 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và trong những năm gần đây ở nước ta, nhờ sự quan tâm cụ thể của Đảng và Nhà nước, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội và phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân, nên vấn đề này đã đạt được những hiệu quả vô cùng tốt đẹp.

– Phần Nhiệm vụ: Bản tuyên bố xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia, từ tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng nhằm cứu vãn hàng vạn sinh mạng trẻ em mỗi ngày (ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến tử vong) đến phát triển giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu như “trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, các bà mẹ” đến việc củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội, từ bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội, từ tăng cường vai trò của người phụ nữ đến việc bảo đảm an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình. Bản tuyên bố còn nhấn mạnh: tạo cơ hội cho trẻ em biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân để các em có một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, và đặc biệt ở các nước đang phát triển cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế, đồng thời tiếp tục khẩn trương tìm ra một giải pháp nhanh chóng, mở rộng và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.

Xem thêm:  So sánh các bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, (...) trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Phân tích và đánh giá những tình cảm riêng, những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về vẻ đẹp của đất nước quê hương mình

Đoạn văn tạo được hiệu quả thuyết phục cao bởi những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế và cách lập luận thật dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng, đầy quyết tâm.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là sự khẳng định có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Vì đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến tương lai của một đât nước và của toàn nhân loại: “Trẻ em là tương lai của Tố quốc”, “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Khẩu hiệu đó lại còn có ý nghĩa hơn, khi các em còn là học sinh phải có ý thức đầy đủ về việc học tập, rèn luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước và của toàn nhân loại.

*****

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *