Đề bài: Em hãy phân tích tính nhân đạo trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
Bài làm
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, cả cuộc đời của bác hy sinh cho sự nghiệp cách mạng và trong việc giải phóng dân tộc, chính vì thế có thể thấy rằng tấm lòng nhân đạo của bác được đánh giá rất cao bởi nó mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Đúng như chủ trương sáng tác và tấm lòng nhân đạo mà bác thể hiện trong tác phẩm của mình.
Nhật Ký trong tù là tác phẩm hay của Hồ Chí Minh nó không chỉ có ý nghĩa phản ánh hiện thực sâu sắc mà qua đó nó còn muốn nói lên tấm lòng nhân đạo của Bác. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nổi tiếng với tấm lòng yêu thương con người, cả cuộc đời của bác lo cho sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc…Bác có trái tim trong sáng, lòng nhân hậu, bác luôn thể hiện tấm lòng nhân đạo, thể hiện sự xót xa và tâm hồn buồn, cô đơn của con người.
Bác thể hiện sự xót xa của những người trong nhà lao, những nỗi xót xa đó thể hiện tấm lòng buồn, cô đơn, sự xót xa của người chồng, người vợ, người con vắng bóng cha:
Anh đứng trong cửa sắt,
Em đứng ngoài cửa sắt.
Gần nhau trong tấc gang,
Mà biển trời cách mặt.
(Vợ người bạn tù đến thăm chồng)
Trước cảnh đó bác đã thể hiện những nỗi xót xa, sự đồng cảm trước những số phận, tấm lòng trong xã hội, chính vì thế trước sự chứng kiến đó bác đã thể hiện thái độ ngậm ngùi, cảm thông trước những con người, số phận của những người tử tù trong xã hội.
Bác phải chịu những nỗi xót xa, cảnh ngộ đó thật bất hạnh, đó là những nỗi xót xa, ngang trái trong xã hội, phải chịu sự đày đọa về tinh thần, người tù phải sống trong cảnh vất vả, túng thiếu trong xã hội, phải chịu những xót xa, ngang trái, vất vả, tủi hờn.
Tấm lòng nhân đạo đó được bác thể hiện qua việc yêu thương và lo lắng cho tất cả các gia cấp tầng lớp trong xã hội, đó là tình cảm chân thành, là niềm tin của giai cấp trong xã hội, bác sống trọn cuộc đời của mình sự nghiệp của dân tộc, chính vì thế, những nỗi vất vả, đau đớn của bản thân bác đều cố gắng vượt qua, và thể hiện sự xót xa sâu sắc đến những số phận hẩm hiu, nghèo khổ.
Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi,
Phu đường vất vả lắm ai ơi.
Ngựa xe, hành khách thường qua lại,
Biết cảm ơn anh được mấy người?
(Phu làm đường)
Cuộc sống vất vả, bon chen, cuộc sống của con người không khác kiếp trâu ngựa là mấy, chính vì thế mỗi chi tiết mà bác sáng tác ra đều mang ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện rõ giá trị nhân đạo sâu sắc của con người trong xã hội.
Bác hiểu thấu được cảnh trong nhà lao những việc tù tội rồi bị đeo gông, tất cả những điều đó đều có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện rõ giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn, nhân đạo, sâu sắc trong tác phẩm.