Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Hướng dẫn
Đề bài: Vợ nhặt là truyện ngắn viết về nạn đói năm 1945, tuy nhiên cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải cái chết chóc, đau thương mà nạn đói gây ra mà đi sâu khám phá sức sống tâm hồn bên trong những con người nghèo khổ. Anh chị hãy phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để thấy rõ sức sống tiềm ẩn ấy.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm và nhân vật vợ nhặt: Vợ nhặt không chỉ là truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam khi khắc họa sống động cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trong nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó chính là nhân vật người Vợ nhặt.
2. Thân bài
– Trước hết, người vợ nhặt hiện lên với vẻ ngoài rách nát, xanh xao, dấu hiệu để người ta nhận biết chị ta đang bị nạn đói vắt kiệt sự sống từng ngày:
+ Ấn tượng đầu tiên của độc giả về người vợ nhặt có lẽ là sự liều lĩnh và có phần trơ trẽn.
+ chị đã không ngại mắng vào mặt Tràng “điêu, người thế mà điêu”, và đòi “trả công” bằng miếng ăn.
+ Khi nhu cầu về miếng ăn được giải quyết chị ta cũng biết chữa ngượng bằng những câu nói đùa.
– Để trốn tránh cái đói chị vợ nhặt đã chấp nhận theo không anh Tràng về làm vợ
_ Khi về nhà anh Tràng:
+ Sự chua ngoa, trơ trẽn lúc đầu đã không còn, thay vào đó là hình ảnh của một cô dâu mới chuẩn mực, hiểu biết.
+ Biết gia cảnh của anh Tràng nghèo khó chị cũng không mắng vào mặt anh Tràng như khi anh trót quên mất lời hẹn đẩy xe bò, cũng không bỏ đi mà chỉ lặng lẽ ngồi ở đầu giường.
– sự đanh đá, chua ngoa mà chị thể hiện ra bên ngoài chỉ là cách chị phản ứng lại với xã hội đen tối, còn bên trong người đàn bà ấy lại là sự nhân hậu, một con người khát khao hạnh phúc.
– chị vợ Nhặt luôn khát khao hạnh phúc nên khi cơ hội đến chị mới đón nhận nhanh chóng đến vậy.
– Khi bà cụ Tứ về nhà, chị vợ nhặt đã chủ động nói chuyện cùng bà cụ Tứ bởi chị biết đây chính là người nhà của mình trong những ngày tháng sắp tới.
– Trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã dậy sớm cùng bà cụ Tứ quét dọn nhà cửa
– Ăn miếng cháo cám nghẹn đắng ở cổ nhưng chị vợ nhặt vẫn tỏ ra vui vẻ, bằng lòng.
– Chị còn làm cho không khí bữa ăn bớt nặng nề hơn bằng câu chuyện phá kho thóc nhật ở nạn Thái Nguyên, Bắc Giang.
3. Kết bài
Thông qua người vợ nhặt, ta có thể cảm nhận được tinh thần nhân văn sâu sắc mà Kim Lân muốn thể hiện trong tác phẩm. Cái đói, cái nghèo có thể hủy hoại sức sống về thể xác nhưng lại không thể ngắn được những khát khao hạnh phúc, những niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Bài liên quan đến tác phẩm Vợ nhặt:
>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt
II. Bài tham khảo
Kim Lân là nhà văn có sống sông phong phú về cuộc sống và tâm hồn của người nông dân. Viêt về làng quê, người nông dân bằng những tình cảm chân thành, bình dị nhưng vô cùng tinh tế nên văn của Kim Lân thường dễ chạm đến những tình cảm sâu kín nhất bên trong mỗi độc giải. Vợ nhặt không chỉ là truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam khi khắc họa sống động cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trong nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó chính là nhân vật người Vợ nhặt.
Người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt không có tên, có lẽ mục đích của nhà văn Kim Lân khi không đặt tên cho nhân vật của mình là muốn nói đến số phận chung của rất nhiều người đàn bà nghèo khổ bị nạn đói vắt kiệt sự sống trong nạn đói, và Thị chỉ là một trong rất nhiều những người đàn bà đáng thương ấy.
Trước hết, người vợ nhặt hiện lên với vẻ ngoài rách nát, xanh xao, dấu hiệu để người ta nhận biết chị ta đang bị nạn đói vắt kiệt sự sống từng ngày. Ấn tượng đầu tiên của độc giả về người vợ nhặt có lẽ là sự liều lĩnh và có phần trơ chẽn. Gặp lại anh Tràng, người mình đẩy xe bò thóc hôm trước, chị đã không ngại mắng vào mặt Tràng “điêu, người thế mà điêu”, và đòi “trả công” bằng miếng ăn. Tuy nhiên, nhìn vào cách chị ta ăn thì có thể thấy người đàn bà này đã bị bỏ đói rất nhiều ngày. Khi nhu cầu về miếng ăn được giải quyết chị ta cũng biết chữa ngượng bằng những câu nói đùa.
Để trốn tránh cái đói chị vợ nhặt đã chấp nhận theo không anh Tràng về làm vợ, tuy nhiên về đến nhà anh Tràng, cái đói cái khổ vẫn bày ra trước mắt khiến chị không khỏi thất vọng. Nhưng bằng sự ý nhị của mình, chị vẫn cố nhịn tiếng thở dài, trong ánh mắt tối lại. Đến đây ta có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của chị vợ nhặt. Sự chua ngoa, trơ trẽn lúc đầu đã không còn, thay vào đó là hình ảnh của một cô dâu mới chuẩn mực, hiểu biết. Biết gia cảnh của anh Tràng nghèo khó chị cũng không mắng vào mặt anh Tràng như khi anh trót quên mất lời hẹn đẩy xe bò, cũng không bỏ đi mà chỉ lặng lẽ ngồi ở đầu giường.
Có lẽ sự đanh đá, chua ngoa mà chị thể hiện ra bên ngoài chỉ là cách chị phản ứng lại với xã hội đen tối, còn bên trong người đàn bà ấy lại là sự nhân hậu, một con người khát khao hạnh phúc. Theo anh Tràng chị biết mình vẫn phải đối mặt với cái đói, cái nghèo nhưng chị chấp nhận đánh cược với số phận vì muốn có được hạnh phúc của một gia đình. Cũng như anh Tràng, chị vợ Nhặt luôn khát khao hạnh phúc nên khi cơ hội đến chị mới đón nhận nhanh chóng đến vậy.
Khi bà cụ Tứ về nhà, chị vợ nhặt đã chủ động nói chuyện cùng bà cụ Tứ bởi chị biết đây chính là người nhà của mình trong những ngày tháng sắp tới. Sự ấm áp, bao dung của bà cụ Tứ cũng đã khiến chị cảm nhận được hơi ấm của gia đình. Chi tiết chị vợ nhặt về nhà, gặp mặt bà cụ Tứ người đọc như cảm nhận được hơi ấm của tình thương, ánh sáng của hi vọng ấy đã xua đi cái tăm tối, ám ảnh của nạn đói.
Trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã dậy sớm cùng bà cụ Tứ quét dọn nhà cửa, ngôi nhà rách nát của mẹ con bà cụ Tứ bỗng chốc trở nên sáng sủa như vừa có luồng gió mới thổi qua. Người vợ nhặt cũng trở nên thay đổi với vẻ hiền hậu đúng mực “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn gì vẻ chao chát, chỏng lỏng như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Có thể nói sức mạnh của tình thương có thể cảm hóa, thay đổi con người giúp một người cởi bỏ những đề phòng với cuộc sống để sống đúng với bản chất của con người mình.
Bữa cơm đầu tiên chỉ có niêu cháo lõng bõng, ít rau chuối thái rối, đĩa muối trắng và thậm chí mẹ con còn phải ăn đến cháo cám, thứ đồ ăn vốn không dành cho con người. Ăn miếng cháo cám nghẹn đắng ở cổ nhưng chị vợ nhặt vẫn tỏ ra vui vẻ, bằng lòng. Chị còn làm cho không khí bữa ăn bớt nặng nề hơn bằng câu chuyện phá kho thóc nhật ở nạn Thái Nguyên, Bắc Giang.
Thông qua người vợ nhặt, ta có thể cảm nhận được tinh thần nhân văn sâu sắc mà Kim Lân muốn thể hiện trong tác phẩm. Cái đói, cái nghèo có thể hủy hoại sức sống về thể xác nhưng lại không thể ngắn được những khát khao hạnh phúc, những niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Theo Tapchivanhoc.com