Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt thông qua nhật vật Tràng

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt thông qua nhật vật Tràng

Hướng dẫn

Kim Lân là nhà văn có sở trường khi viết về người nông dân, nông thôn. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn đã đã thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với những con người nghèo khổ. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn như thế. Anh chị hãy phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt thông qua nhật vật Tràng.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: Tràng là nhân vật chính của câu chuyện, tuy có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh nhưng anh lại là người giàu tình thương, luôn khát khao hạnh phúc và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân được truyền tải rõ nét thông qua hình tượng nhân vật này.

2. Thân bài

– Anh Tràng là người dân xóm Ngụ cư, diện mạo xấu xí, thô kệch xí

– Gia cảnh nghèo khó lại phải nuôi mẹ già.

–>Với hoàn cảnh đặc biệt như vậy có thể nói anh Tràng khó có thể lấy được vợ, càng trở nên xa vời hơn khi nạn đói xảy ra.

– Vào thời điểm nạn đói bùng phát dữ dội nhất anh Tràng lại vô tình “nhặt” được vợ, xây dựng hạnh phúc gia đình trong lúc không ai ngờ đến nhất.

– Chỉ với vài câu nói đùa, chén nước với vài ba miếng bánh đúc, anh Tràng đã có vợ, người đàn bà đẩy xe bò thóc cho anh hôm nào đã chấp nhận theo không anh về làm vợ.

– Trên đường đi anh Tràng vui vẻ hạnh phúc lạ thường, dường như anh đã quên hết mọi đói khổ, tăm tối đang rình rập trước mắt, trong Tràng giờ đây có cái gì mới mẻ, lạ lẫm lắm.

– Trong đêm đầu tiên vợ về nhà, anh Tràng đã bỏ ra hai hào để mua dầu

–> qua hành động này ta có thể thấy được sự trân trọng của anh Tràng đối với người vợ nhặt cũng như hạnh phúc mới của mình.

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Khi mẹ vắng nhà – Tiếng việt 3.

– Kể từ khi có vợ, anh Tràng dường như trở nên chững trạc hơn, nghiêm túc hơn với gia đình của mình

3. Kết bài

Nhân vật Tràng trong Vợ nhặt mang đến cho người đọc biết bao cảm xúc đặc biệt, đó là sự bất ngờ, ngạc nhiên và trên hết là cảm động, bên trong con người đàn ông xấu xí thô kệch ấy lại là một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ đáng trân trọng.

Bài liên quan đến tác phẩm Vợ nhặt:

>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

II. Bài tham khảo

Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Bằng tài năng nghệ thuật, sự am hiểu về đời sống người nông dân, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng những người nông dân nghèo yêu nước trong tác phẩm của mình. Vợ nhặt là một tác phẩm như thế, Tràng là nhân vật chính của câu chuyện, tuy có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh nhưng anh lại là người giàu tình thương, luôn khát khao hạnh phúc và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân được truyền tải rõ nét thông qua hình tượng nhân vật này.

Anh Tràng là người dân xóm Ngụ cư, diện mạo xấu xí, thô kệch xí với cái đầu trọc lóc, cái lưng “thô kệch như lưng gấu”, “đôi mắt nhỏ tí như mắt gà”. Gia cảnh nghèo khó lại phải nuôi mẹ già. Với hoàn cảnh đặc biệt như vậy có thể nói anh Tràng khó có thể lấy được vợ, càng trở nên xa vời hơn khi nạn đói xảy ra. Thế nhưng bất ngờ thay, vào thời điểm nạn đói bùng phát dữ dội nhất anh Tràng lại vô tình “nhặt” được vợ, xây dựng hạnh phúc gia đình trong lúc không ai ngờ đến nhất.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về thầy cô mà em yêu quý

Tràng là đại diện tiêu biểu cho những người dân xóm Ngụ cư có cuốc sống nghèo khổ, mang trên vai gánh nặng gia đình. Tuy xấu xí, ngờ nghệch nhưng anh lại là người lao động chăm chỉ với công việc đẩy xe bò mướn, cũng chính nhờ công việc này mà anh “nên duyên” với người vợ nhặt.

Chỉ với vài câu nói đùa, chén nước với vài ba miếng bánh đúc, anh Tràng đã có vợ, người đàn bà đẩy xe bò thóc cho anh hôm nào đã chấp nhận theo không anh về làm vợ. Đối với sự tình bất ngờ này anh Tràng thấy hơi lo lắng, chột dạ vì trong thời kì đói kém này đến cái thân mình còn lo không xong, không biết có lo nổi cho người đàn bà đáng thương ấy không “ Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.

Sự đắn đo, suy nghĩ ấy chỉ diễn ra trong thoáng chốc vì ngay sau đó anh Tràng đã chậc lưỡi “Chậc, kệ” như sự quyết tâm cho hạnh phúc mới mà khó khăn lắm mới có được của mình. Trên đường đi anh Tràng vui vẻ hạnh phúc lạ thường, dường như anh đã quên hết mọi đói khổ, tăm tối đang rình rập trước mắt, trong Tràng giờ đây có cái gì mới mẻ, lạ lẫm lắm. Tác giả Kim Lân đã hơn hai lần nhắc đến niềm vui sướng của anh Tràng: khuôn mặt phởn phơ, đôi mắt lấp lãnh, miệng cười tủm tỉm.

Trong đêm đầu tiên vợ về nhà, anh Tràng đã bỏ ra hai hào để mua dầu, có thể thấy hành động này vô cùng hào phóng, bởi trong nạn đói nhu cầu trên hết của con người là miếng ăn duy trì sự sống, việc mua dầu thắp sáng trong đêm tân hôn được coi là xa xỉ. Tuy nhiên, qua hành động này ta có thể thấy được sự trân trọng của anh Tràng đối với người vợ nhặt cũng như hạnh phúc mới của mình. Thế mới thấy bên trong con người anh Tràng luôn thường trực khát khao hạnh phúc nên khi hạnh phúc đến anh mới dễ dàng đón nhận và trân trọng nó đến vậy.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Kể từ khi có vợ, anh Tràng dường như trở nên chững trạc hơn, nghiêm túc hơn với gia đình của mình, sự thay đổi lớn nhất bên trong con người Tràng chính là suy nghĩ cần phải làm gì đó để lo cho vợ con sau này, đó là trách nhiệm của người đàn ông, người trụ cột trong gia đình.

Cuối tác phẩm, hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ xuất hiện trong tâm trí Tràng như mở ra con người mà anh Tràng sẽ đi để bảo vệ cho làng xóm, cho gia đình nhỏ của mình. Chi tiết này cũng thể hiện được ước mơ, niềm tin về tương lai của Đảng và cách mạng.

Nhân vật Tràng trong Vợ nhặt mang đến cho người đọc biết bao cảm xúc đặc biệt, đó là sự bất ngờ, ngạc nhiên và trên hết là cảm động, bên trong con người đàn ông xấu xí thô kệch ấy lại là một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ đáng trân trọng.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *