Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa được thành công nhân vật Huấn Cao chính bằng một thứ văn xuôi vô cùng điêu luyện. Ngôn ngữ, không gian trong tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng vô cùng cổ kính của một thời quá vãng. Nhân vật Huấn Cao được xây dựng là hình ảnh một con người tự trọng, luôn luôn sống hiên ngang bất khuất và là điểm sáng cho tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Trong tác phẩm, Huấn Cao là một người chọc trời quấy nước mà tự ông cũng nhận thấy được “đến trên dầu người ta, người ta củng chẳng biết có ai nữa”. Khi mà chí lớn không thành thì chính ông cũng luôn luôn coi thường gian khổ, kể cả cái chết kề bên ông cũng không sợ chút nào cả. Đứng lên chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, nhân vật Huấn Cao vẫn coi thường, kể cả “đến cái cánh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa”.

Nhân vật Huấn Cao dường như cũng có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng khi chính ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục. Huấn Cao cũng cứ thản vẫn coi như đó là một việc cần làm trong cái hứng sinh bình dù đang bị giam cầm mà thôi. Nguyễn Tuân cũng đã xây dựng lên nhân vật Huấn Cao cũng chính là người tự trọng sống hiên ngang, bất khuất và cũng không sợ điều gì cả. Ngay cả cái chết thì Huấn Cao cũng không hề sợ, ông như rất khinh bỉ tất cả những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị và có những hành động bạo tàn không giữ được thiên lương của mình. Thực sự cũng chính dưới mắt của Huấn Cao thì ông luôn coi chúng cũng chỉ là lũ tiểu nhân thị oai. Chính vì thế ông ta luôn luôn coi thường và khinh bỉ chúng, người đọc cũng nhận thấy được cho dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc Huấn Cao như cũng sống giữa một đống cặn bã. Nguyễn Tuân cũng đã tỏ thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Chi tiết đó chính là khi mà viên quản ngục cứ khép lép và hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không rất lễ phép. Nhưng đáp lại lòng tốt của quản ngục đó lại là một sự coi thường và lạnh nhạt đến mức chỉ nói lại mấy câu đầy nghi ngờ: “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chi cần có một diều, là nhà ngươi dừng dặt chân vào dây”. Thông qua đây người ta nhận thấy được cũng chính những phí phách đó, tư thế đó dường như cũng cứ luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù đầy tội ác.

Nhân vật Huấn Cao được hiện lên ngoài khí tiết như đã trình bày ta còn thấy ở Huấn Cao đó cũng chính là một hình ảnh một con người mang sắc đẹp của tâm hồn cao quý và lại còn tài hoa nữa. Người luôn ưa chuộng cái đẹp và lại rất mực tài hoa. Nhất là khi đã nhận ra được lòng tốt của quản ngục thật đáng quý đó là câu nói: “tôi bảo thật dấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đây thật khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng lại nhem nhuốc mất cả dời lương thiện đi”. Thông qua đây người ta nhận thấy được chính lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện chính cái tâm của Huấn Cao.

Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã xây dựng lên một số chi tiết rất tiêu biểu, nguyễn tuân cho ta thấy Huấn Cao vốn là người rất mực tài hoa. Việt Huấn Cao biết được nghệ thuật viết chữ Hán – đây cũng được là một thú cao nhã của người xưa, bên cạnh những tài năng như cầm, kì, thi, họa. Nhân vật ông Huấn Cao lại có tài viết chữ đẹp khiến tiếng tăm vang xa. Chữ của ông vuông lắm và đẹp lắm, thực sự chính cái tài hoa ấy ông chỉ dành riêng cho người tri kỉ và người ông kính trọng mà thôi. Thế nhưng chính sự ân cần và sự ham mê cái đẹp thì Huấn Cao cũng đã bằng lòng cho chữ viên quản ngục vì tấm lòng biệt nhưỡng liên tài. Thực sự Huấn Cao là một người tài hoa lại có được một tấm lòng nhân hậu luôn ưa chuộng cái đẹp.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Nhân vật Huấn Cao đẹp hơn khi ở trong cảnh cho chữ. Thực sự lúc này đây thì người đọc nhận thấy được một sự cao đẹp với một vẻ sự long trọng, với lụa trắng, mực thơm cùng với những nét chữ vuông tươi tắn và lại còn đối lập chính với cái dơ bẩn của nhà ngục tăm tối và đầy chật hẹp. Hình ảnh của Huấn Cao lúc này đây cũng thật đẹp, đó chính là hình ảnh của những người tù cổ deo gông, chân vướng xiềng và lúc này đây cũng dang dậm tô nét chữ thật đẹp. Điều này như đối lập hoàn toàn với hình ảnh co ro của thầy thơ lại lúc này cứ run run bưng chậu mực và hình ảnh của viên quản ngục khúm núm cất vội những đồng tiền kẽm dánh dấu ô chữ và cũng chắp tay vái người tù một vái. Thông qua cảnh cho chữ này dường như lại biểu hiện một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó chính là việc cái đẹp có thể sản sinh ở một nơi mà tội ác ngự trị và để có thể cảm hóa con người.

Tóm lại thì hình tượng cao đẹp của nhân vật Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân như miêu tả nét đẹp tài hoa hòa hợp cùng cái đẹp của khí phách, tâm hồn. Không chỉ vậy thì cũng chính nhân vật Huấn Cao cũng như nhiều nhân vật khác trong vang bóng một thời thì chắc chắn phải là một con người tài hoa với tư thế hiên ngang và vô cùng độc đáo làm nên được giá trị sâu sắc cho “Chữ người tử tù”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh

Minh Nguyệt

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *