Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Bài làm

Chữ người từ tù là một trong những sáng tác hay, đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Tuân rút từ tập Vang bóng một thời. Nhân vật chính trong tác phẩm là Huấn Cao, hình tượng nhân vật này cũng chính là những tâm niệm, những điều Nguyễn Tuân mong muốn ở một nhân vật anh hùng trong cuộc đời.

Tác phẩm Chữ người tử từ có nội dung tư tưởng vô cùng đặc sắc, viết về một thời vang bóng, ở cái thời đó với những nét đẹp tinh hoa thuộc về nguồn cội dân tộc. Và tinh hoa ấy hội tụ trong con người của nhân vật Huấn Cao.

Xây dựng nhân vật Huấn Cao trong văn chương là nhà văn Nguyễn Tuân có dụng ý riêng của mình, nhân vật này được lấy nguyên mẫu từ đời thực, đó là vị anh hùng Cao Bá Quát – một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử văn võ song toàn, một con người có tấm lòng thiên lương trong sáng và rộng lớn mênh mông, lúc nào cũng lo nghĩ cho vận mệnh quốc gia dân tộc cũng như nhân dân. Xây dựng nhân vật Huấn Cao từ điểm nhìn hướng từ nhân vật có thực Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân muốn gửi đến thông điệp cho người đọc rằng, nhân vật anh hùng luôn tồn tại trong xã hội, cuộc đời thực, đồng thời, cái đẹp và nghệ thuật cũng luôn có thực xung quanh đời sống con người.

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết được nhìn nhận ở khía cạnh con người tài hoa, nghệ sĩ. Trong thời kỳ bình sinh của nhân vật Huấn Cao, Hán học cũng như nghệ thuật chơi chữ đang trong thời kỳ thịnh trị, nhân dân trọng người có chữ, đặc biệt với ai viết chữ đẹp. Nghệ thuật chơi chữ nổi bật trong các loại hình văn hóa dân gian, trong gian phòng khách của gia đình nào hầu như cũng có dăm ba con chữ hay vài bức đối từ những người hay chữ lại viết chữ đẹp. Nghệ thuật là ở đó, bởi viết ra con chữ không chỉ cốt cái đặc sắc những nét như rồng bay phượng múa mà còn từ cái thần toát ra từ con chữ, vẻ đẹp mang tính nghệ thuật cao ấy có thể khiến cho lòng người thêm nhẹ nhàng, thanh thản, tràn trề tình ý đáng quý của cuộc đời. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm lại là một con người có tài viết chữ đẹp, cái tài chữ ấy lại vang danh khắp thiên hạ mà người ngưỡi ngưỡng mộ, mong muốn được xin chữ của ông để treo trong nhà. Cái nghệ thuật thư pháp “Tài viết chữ rất nhanh và đẹp” của Huấn Cao nổi tiếng khắp cả tỉnh Sơn khiến cho cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm …. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời”. Để rồi đem trong lòng sở nguyện có được những chữ quý báu của ông Huấn Cao. Tuy nhiên, Huấn Cao cũng là một con người có tài nhưng cũng biết thấu cái tài của mình, là một người có sự tôn nghiêm riêng, với những chuyện chữ nghĩa, ông không bao giờ ép mình cho chữ, phải là người như thế nào, nhân cách ra sao, tâm thế với đời, với người nếu khiến ông thấy đáng tin tưởng thì ông mới cho chữ, đối với ông, con chữ không phải của quý hay vàng bạc, nhưng nó mang giá trị tinh thần to lớn, nó thuộc về cảnh giới của nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì chỉ nên trao tặng cho những người có tâm hồn nghệ sỹ, biết trân trọng và thưởng thức nghệ thuật.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca của Thanh Thảo

phan tich nhan vat ngo tu van trong chuyen chuc phan su den tan vien - Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang. Huấn Cao hiện giờ bị coi là trọng phạm triều đình, nhưng việc ông bị bắt không đơn thuần như kiểu kẻ có tội thì phải bị bắt giam xử tội. Là một nhân vật anh hùng căm ghét sự áp bức, yêu chuộng hòa bình và luôn lo lắng cho quần chúng lao khổ. Bất bình trước những hành động ngang ngược, đọa đầy nhân dân của triều đình phong kiến, ông nổi dậy, vận động quần chúng giành chính quyền, nhưng không may, cuộc khởi nghĩa của ông bị thất bại, bị đàn áp dã man.

Thất thế nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất, không có ý gì liên quan đến sự bi lụy cả. Bị giam cầm trong ngục tối, ông không chút run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của mình, luôn ngẩng cao đầu, lời nói ra vẫn tự tin, vững vàng. Là tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường nhưng Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng, không chút sợ sệt, nao núng.

Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, cao đẹp. Huấn Cao hiểu mình, tin tưởng vào tài năng cũng như nhân phẩm của bản thân mình cho nên dù có xảy ra chuyện gì cũng không bao giờ sợ sệt, nản lòng, luôn hướng về phía trước. Ông có ý thức được sâu sắc cái tài và việc sử dụng cái tài một cách hữu ích cho cuộc đời.

Xem thêm:  Soạn bài Đánh Nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét

Huấn cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế mà ông chỉ nhìn nhận sự trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài…Ông cũng là một con người biết biệt nhỡ liên tài, đó là từ quan hệ với nhân vật viên quản ngục. Ban đầu ông tỏ ra hết sức khinh bạc viên quản ngục nhưng về sau, khi biết được tấm chân tình của viên quản ngục thì ông lại hết sức xúc động, ông “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại,  quyết không phụ tấm lòng của họ nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong nhà tù, được tác giả Nguyễn Tuân gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” .

Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng của hình tượng Huấn cao được thể hiện rõ nét nhất trong cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm. Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản ngục và thơ lại và  Huấn Cao tạo thành ba điểm sáng rực rỡ.Trong hoàn cảnh ấy có một cuộc đổi ngôi kì diệu. Kẻ tư tù trở thành người làm chủ , ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, quan coi ngục thì khúm núm, sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao vì thế mà trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Vẻ đẹp nghệ thuật được tỏa sáng một cách rực rỡ, chiếu rọi tâm hồn của người đọc. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lạ là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ giữa những kẻ “liên tài chi kỉ”.

Xem thêm:  Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mãnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó

Huấn Cao để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàn. Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của cái khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng nhân vật, điểm sáng của tinh hoa truyền thống mà nhà văn muốn lưu giữ mãi cho đời.

Minh Anh

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *