Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ

Hướng dẫn

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương, qua đó giúp người học có thêm những tư liệu bài học thú vị cho quá trình tìm hiểu bài thơ Thương vợ cho người học.

1. Tiểu sử của tác giả Trần Tế Xương

Tác giả Trần Tế Xương có tên lúc nhỏ là Trần Duy Yên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, ông sinh ngày 10/8/1870 tại làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định (nay thuộc phố Hàng Nâu – thành phố Nam Định).

Đến năm 1903 Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương, ông là con trưởng trong gia đình có chín anh em, cha ông là nhà Nho Trần Duy Nhuận do thi nhiều lần không đỗ nên về làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Nhà thơ lấy vợ là bà Phạm Thị Mần, năm bà mới 16 tuổi, sau này bà trở thành nhân vật nổi tiếng nước Nam xinh đẹp, giàu lòng thương chồng thương con và hết mực tảo tần.

Nổi tiếng với trí thông minh, con đường hoạn lộ của Trần Tế Xương bắt đầu từ năm mới 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ tú tài. Tuy nhiên cuộc đời của ông khá ngắn ngủi, ông mất đột ngột vào ngày 29/1/1907, cuộc đời ông rơi đúng vào giai đoạn có nhiều biến động và đau thương nhất của lịch sử dân tộc, xã hội Việt Nam. Và những bản chất của xã hội ấy đã đi vào thơ của Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, bao gồm sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền và “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa.

Bài liên quan đến bài thơ Thương vợ:

>>Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương

>>Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

>>Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất

>>Cảm nhận về hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

2. Phong cách sáng tác

Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc và nhân dân thời bấy giờ. Cả đời Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về những cái mới quái gở đó, ông dám vạch trần, đả kích thẳng tay và cần thiết vẫn gọi tên, điểm mặt. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết, đó là biểu hiện cho bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và khi phải tự trách mình cũng hết sức chân thật.

Có người đã tôn vinh Trần Tế Xương là “nhà thơ thiên tài”, riêng Xuân Diệu cho rằng sự tồn tại của Tú Xương là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc.

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *