Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc. Thơ ông mang hơi hướng hiện thực, tinh thần nhân đạo cao cả, bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm tiêu biểu của ông cho tình thần đó. Qua bài thơ, ta cảm nhận được tấm lòng vị tha cao cả, một khát vọng bao trùm khắp thế gian. Có thể nói, bài thơ là một tác phẩm không chỉ nói lên nỗi khổ của bản thân tác giả mà còn nêu cao tinh thần nhân ái, mơ ước của nhà thơ không chỉ dừng lại cho bản thân mình mà còn dành cho tất cả người dân nghèo trong khắp thiên hạ. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để thấy rõ hơn điều đó
SOẠN BÀI BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ LỚP 7
I. Tìm hiểu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
1. Tác giả
- Đỗ Phủ (712 -770) là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
- Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại đời Đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông đều mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
2. Tác phẩm
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.
II. Hướng dẫn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 tập 1
1. Câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ
Phần 1: Đoạn thơ đầu tiên
- Nội dung: Tác giả miêu tả cảnh nhà tranh bị gió thu phá
Phần 2: Khổ thơ thứ 2
- Nội dung: Miêu tả cảnh trẻ con cướp giật khi nhà tranh bị gió thu phá
Phần 3: Khổ thơ thứ 3
- Nội dung: Nỗi khổ của gia đình tác giả trong đêm mưa khi nhà bị tốc mái
Phần 4: Khổ thơ còn lại
- Nội dung: Thể hiện ước mơ của tác giả
Trong bài thơ, có khổ 1, khổ 2 và khổ 4 có 5 câu, riêng khổ 3 có 8 câu.
- Khổ thơ 1 và 2 đa phần có 7 chữ, mang yếu tố tự sự
- Khổ 3 cũng đa phần có 7 chữ, thể hiện tâm trang đau khổ của tác giả nên có số câu dài hơn các khổ thơ còn lại
- Khổ 4 thể hiện biểu cảm trực tiếp tâm tư, tình cảm, khát vọng của tác giả nên số chữ trong câu dài hơn các khổ khác.
2. Câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Phương thức biểu đạt |
Miêu tả |
Tự sự |
Biểu cảm trực tiếp |
Miêu tả kết hợp tự sự |
Miêu tả kết hợp biểu cảm |
Tự sự kết hợp biểu cảm |
Kết hợp cả ba phương thức |
Phần đầu (3 khổ) |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
Phần sau (khổ cuối) |
X |
|
X |
|
X |
|
|
3. Câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Những nổi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài thơ là:
- Nỗi khổ vì ngôi nhà tranh của tác giả bị gió cuốn, cảnh tượng thật điêu tàn
- Nỗi khổ khi nhìn thấy những cảnh tượng thương tâm trong thời chiến, lũ trẻ con tranh nhau những tấm tranh với một ông già khom lưng chống gậy yếu ớt
- Nỗi khổ khi đối mặt với thiên nhiên, đêm mưa lạnh: Chăn mềm thấm nước ướt át, con thơ đạp rách thêm
- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc, triền miên làm con người thay đổi, cuộc sống trở nên khó khăn bế tắc chính là căn nguyên của tất cả những nỗi khổ trên.
4. Câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Giả thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bải thơ sẽ giảm đi đáng kể. Bài thơ chỉ còn là hiện thực phũ phàng của tác giả khi đối mặt với thiên nhiên, sự nghèo khó do chiến tranh gây ra mà không hề có giá trị nhân đạo trong đó. Người đọc chỉ còn thấy thương cảm cho tác giả mà không thấy được tấm lòng vị tha, nhân ái của nhà thơ.
Tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần thơ cuối:
- Nhà thơ có tấm lòng nhân ái: Mơ ước có căn nhà rộng che chở khắp thế gian cho tất cả mọi người
- Tấm lòng vị tha: Tác giả nghĩ tới người khác mà không hề nghĩ cho bản thân mình”Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được”.
III. Luyện tập bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
1. Câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Đọc diễn cảm hai phần cuối.
2. Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Từ bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, ta không chỉ cảm nhận được nỗi thổng khổ của bản thân tác giả mà còn nói lên nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, từ đó nêu lên hiện thực xã hội tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Nhà thơ luôn mang trong mình một tấm lòng nhân hậu, lo cho dân, cho nước, cho những cảnh đời nghèo khó như bản thân tác giả.
Nguồn Internet