Hướng dẫn soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hướng dẫn
Soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người học trong quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Hướng dẫn học bài
1. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ
(Gợi ý:
-Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?)
-Thống kê số câu mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài, phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ và một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài – trừ câu 20 và 21, bản dịch đã giữ đúng số câu, số chữ của nguyên bản.)
Gợi ý:
-Bố cục: Bài thơ chia làm 4 phần:
+ Phần 1: Khổ thơ đầu: cảnh nhà bị gió thu phá
+ Phần 2: Khổ thơ thứ hai: cảnh lũ trẻ cướp tranh
+ Phần 3: Khổ thơ thứ 3: nỗi khổ của gia đình trong đêm
+ Phần 4: Khổ cuối: ước vọng của nhà thơ
-Các khổ thơ 1,2,4 có 5 câu; khổ 3 có 8 câu
-Phần 1, 2 có yếu tố tự sự, kết hợp miêu tả, phần 3 với số câu dài hơn thể hiện nỗi khổ vô hạn, kéo dài; phần 4 biểu cảm trực tiếp tâm tư, khát vọng, cảm xúc dồn nén nên số câu, số chữ dài hơn các phần khác.
Bài viết liên quan đến bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
>>Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
>>Giới thiệu về tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ – tác giả bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Hướng dẫn soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
2. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí
Phương thức biểu đạt Phần |
Miêu tả | Tự sự | Biểu cảm trực tiếp | Miêu tả kết hợp tự sự | Miêu tả kết hợp biểu cảm | Tự sự kết hợp biểu cảm | Kết hợp cả 3 phương thức |
Phần 1 | x | ||||||
Phần 2 | x | ||||||
Phần 3 | x | ||||||
Phần 4 | x |
3. Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?
Những nỗi khổ được đề cặp đến trong bài thơ: Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, cái trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả -> một cảnh tượng điêu tàn:
-Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà tranh đó là nhờ sự giúp đỡ của những người thân và bạn bè nhưng nay đã bị gió cuốn đi mất.
-Nỗi khổ của sự bất lực: hình ảnh những đứa trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực.
-Tình cảnh khốn cùng trong đêm mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên lại khiến nó trở nên rách nát hơn, cả nhà run rẩy.
-Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc;
+ Đó là căn nguyên của những nỗi khổ kia
+ Vì chiến tranh, những đưa trẻ phải lang bạt, phải đi cướp giật của người khác.
–>Bức tranh xã hội đen tối, khốn cùng.
4. Giả sử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối
-Nếu không có năm câu thơ cuối bài thơ thì bài thơ sẽ chỉ có giá trị hiện thực mà mất đi giá trị nhân đạo cao cả.
-Tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối:
+ Lòng nhân ái: ước mơ nhà rộng để có thể che chở khắp thiên hạ
+ Lòng vị tha: không màng cái khổ của bản thân “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”
II. Luyện tập
Dùng tối đa hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
Từ việc nói lên nỗi khổ của bản thân, Đỗ Phủ đã tố cáo hiện thực đen tối, cùng đường của xã hội đương thời. Trong khổ đau nhà thơ vẫn thể hiện tấm lòng nhân hậu cao cả đối với những người dân nghèo khổ, những người có chung số phận.
Theo Tapchivanhoc.com