Cảm nhận về bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nhận về bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Hướng dẫn

Đề bài: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã tái hiện chân thực bức tranh phố huyện nghèo, nơi chị em Liên và những người dân nghèo khổ sống trong nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt. Anh chị hãy phân tích bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”, cảnh phố huyện nghèo: Truyện “Hai đứa trẻ” là tiêu biểu cho những câu chuyện không có cốt truyện

2. Thân bài

  • Cảnh chiều tà khu phố huyện nghèo: Một buổi chiều tàn, cả cảnh vật và con người đang đắm chìm vào cái buồn man mác của nắng chiều
  • Cảnh chợ tàn: sự héo úa, tiêu điều, hiu quạnh và ô nhiễm
  • Cuộc sống nghèo đói và lầm lũi của con người trong khu phố: sự xuất hiện của những con người nghèo khổ đã làm nhân đôi thêm vẻ nghèo và cái khốn khó của mảnh đất nơi đây
  • Những khát vọng gửi gắm khi chuyến tàu từ Hà Nội đi qua: Chuyến tàu có lẽ chính là ánh sáng của niềm tin, là khát vọng được vươn ra ánh sáng và cuộc đời tốt đẹp hơn

3. Kết bài

Ý nghĩa bức tranh phố huyện nghèo: khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời và mảnh đất sống trong nghèo nàn, khổ cực.

Bài liên quan đến truyện ngắn Hai đứa trẻ:

>>Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

>>Phân tích hai chị em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam

>>Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ

II. Bài tham khảo

Tác giả Thạch Lam là một thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, tuy nhiên ông lại mang một phong cách sáng tác riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Lời văn của ông nhẹ nhàng mà sâu sắc, man mác và dìu dặt. Truyện “Hai đứa trẻ” là tiêu biểu cho những câu chuyện không có cốt truyện, mọi thứ được viết bằng chất liệu nhẹ mà sâu lắng. Truyện ngắn đã vẽ lên bức tranh khung cảnh phố huyện nghèo với những mảnh đời tăm tối, lầm lũi trong xã hội.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về một tình bạn đẹp

Sự nhẹ nhàng trong câu chuyện đã làm nên nét độc đáo trong văn của Thạch Lam, ông luôn khiến cho người đọc nhân ra sự tinh tế trong tâm hồn và trong những câu văn. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An tại phố huyện nghèo với những công việc nhàn nhạt lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua cuộc sống của hai chị em cũng như một số nhân vật khác, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống và những khó khăn mà họ đã trải qua. Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa đê gọi buổi chiều…”.

Một buổi chiều tàn, cả cảnh vật và con người đang đắm chìm vào cái buồn man mác của nắng chiều. Khác với những cảnh chiều tàn quen thuộc trong văn học, không có hình ảnh cánh chim bay về tổ hay sự sum vầy đoàn viên, nhưng cảnh chiều vẫn nhuốm thẫm màu buồn. Đó là một phố huyện nghèo nàn, khung cảnh buổi chiều tà trên chợ tàn đã thể hiện rõ điều đó: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chỉ bằng vài câu văn, toàn bộ khung cảnh của một khu phố nghèo lúc ngày tàn đã hiện lên trước mắt người đọc với sự héo úa, tiêu điều, hiu quạnh và ô nhiễm.

Xem thêm:  Bàn về những thứ “rỗng”

Tác giả vẽ nên khung cảnh ấy làm cho người đọc liên tưởng tới chính hiện thực xã hội bấy giờ của miền Bắc nước ta, mọi thứ từ cảnh vật dến con người dường như đều không còn sự sống, chông chênh và mờ nhạt, hằn rõ sự nghèo đói. Khu phố huyện nghèo ấy là một không gian vắng lặng và đìu hiu, bóng tối bom trùm khắp các con ngõ, khắp cảnh vật và cả con người. Bóng tối xuất phát từ nhiều thứ, từ đám mây sắp tàn, rặng tre đen kịt, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong góc nhà,…Bóng tối thật đnág sợ, nó len lỏi và bao trùm lên mọi thứ, cũng giống như số phận và cuộc đời tăm tối của những người dân nơi đây.

Trong cái u ám ấy xuất hiện bóng dáng những đứa trẻ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi…nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có tiền cho chúng”. Bức tranh ấy thật ẩm đạm, éo le và vô cùng chân thực, sự xuất hiện của những con người nghèo khổ đã làm nhân đôi thêm vẻ nghèo và cái khốn khó của mảnh đất nơi đây. Trong phố huyện ấy có nhiều số phận khác nhau, mỗi người được miêu tả với gương mặt và cuộc sống riêng.

Chị Tí mò cua bắt tép cả ngày tối đến vẫn cố mở hàng nước dù “chẳng kiếm được bao nhiêu”, bác phở Siêu cả buổi chẳng bán được đồng nào, hay chính hai chị em Liên đang bán hàng giúp mẹ trong gian hàng nhỏ thuê lại của người khác. Tất cả họ đều đang chung số phận nghèo đói, họ lẳng lặng, cần cù và lặng nhìn theo cái đói nhưng không làm gì được. Kiếp người khổ cực ấy còn được thể hiện rõ hơn ở bà cụ Thi điên, uống rượu say rồi cười khanh khách, lảo đảo đi, khiến người đọc thấm thía và xót xa những kiếp người sống trong uất ức, bức ép, sống dật dờ. Tất cả họ đều mong ngóng và chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn, mong một chuyến tàu từ Hà Nội về sẽ mang theo sự huyên náo, ồn ào và tấp nập hơn nữa. Chuyến tàu có lẽ chính là ánh sáng của niềm tin, là khát vọng được vươn ra ánh sáng và cuộc đời tốt đẹp hơn của những con người tại nơi phố huyện nghèo này.

Xem thêm:  Cảm nhận về tình cảm anh em thân thương ruột thịt qua bài ca dao: "Anh em nào phải người xa. Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy"

“Hai đứa trẻ” tuy không phải truyện lên án sâu sắc tới những vấn đề trong xã hội, nhưng chính sự nhẹ nhàng, không gân guốc ấy lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời và mảnh đất sống trong nghèo nàn, khổ cực, lầm than trong những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

Hinh anh hot5 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *