Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Hướng dẫn

Hai đứa trẻ là truyện ngắn đầy chất thơ của nhà văn Thạch Lam, thông qua bức tranh phố huyện nghèo, nhà văn đã dựng lên cuộc sống đời thường bình dị với những con người nhỏ bé quen thuộc với nhịp sống tẻ nhạt đời thường. Anh chị hãy phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”: Truyện đã tái hiện thành công một bức tranh sinh động về đời sống bình thường nơi phố huyện nghèo

2. Thân bài

  • Khung cảnh phố huyện nghèo lúc chiều tà: nhà văn đã phát hiện ra nét đẹp thi vị mang chút hoang sơ của làng quê
  • Bóng tối bao trùm lên cảnh vật và cuộc đời những con người nơi đây: bóng tối trở nên thật đáng sợ, như một sự hăm dọa
  • Những hoàn cảnh và cuộc đời trong màn đêm tối: Bóng những con người xuất hiện nhưng lại khiến liên tưởng tới loài chim ăn đêm lặn lội
  • Niềm tin mà chờ đợi cái gì đó tươi sáng hơn: Chừng ấy con người trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì đó tươi sáng

3. Kết bài

Ý nghĩa tác phẩm: Qua tác phẩm, tác giả đã thể hiện niềm tin và sự ca ngợi phẩm chất của người lao động, dù có phải nghèo khổ.

Bài liên quan đến truyện ngắn Hai đứa trẻ:

>>Phân tích hai chị em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam

>>Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ

II. Bài tham khảo

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được nhà văn Thạch Lam viết trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là một trong những thời kì đen tối nhất (giai đoạn 1937 – 1938). Truyện đã tái hiện thành công một bức tranh sinh động về đời sống bình thường nơi phố huyện nghèo, một ga xép khi màn đêm buông xuống, qua đó nhà văn đã gửi gắm tình cảm và thể hiện nỗi đồng cảm của mình với những cảnh đời khác nhau.

Xem thêm:  Cảm nhận về sự gặp gỡ của hai tâm hồn, nhà quân sự qua bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Mở đầu tác phẩm là cảnh chiều tà trên phố huyện nghèo, những cảnh chiều trong văn học thường gắn với những hình ảnh chim về tổ, người đi xa trở về hay cảnh hoàng hôn nhuốm thẫm màu buồn. Ở trong truyện này ta không thấy sự xuất hiện của những cảnh đó nhưng cảnh chiều vẫn thấm thía nỗi buồn, mà trong cái buồn ấy nhà văn đã phát hiện ra nét đẹp thi vị mang chút hoang sơ của làng quê “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn… một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”.

Bên cạnh cảnh chiều tà, cảnh chợ tàn với loạt hình ảnh đã phơi bày vẻ nghèo xơ xác ở chốn này: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chợ tàn, bóng tối bao phủ, trong con mắt Liên giờ đây ngập tràn bóng tối, bóng tối ấy đã được Thạch Lam miêu tả thật kì diệu, với 30 lần tác giả nhắc đến, nó đến từ nhiều phía: từ đám mây sắp tàn, từ rặng tre đen kịt, từ tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch kêu ngoài đồng và bóng tối ấy đã bao trùm lên đường phố, khắp các ngõ hẻm: “Tối hết cả từ con đường khấp khểnh ra sông…, các ngõ hẻm vào làng thì càng tối đen hơn nữa”.

Xem thêm:  Nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư?

Với cách miêu tả đó, bóng tối trở nên thật đáng sợ, như một sự hăm dọa, nó len lỏi và thâm nhập vào khắp cảnh vật, trùm lên và đè nặng cuộc sống ngột ngạt nơi phố huyện nghèo nàn. Trong truyện có nhắc tới ánh sáng nhưng những chi tiết ánh sáng ấy quá nhỏ bé, leo lét tù mù, quá yếu ớt và không đủ sức để xua đi bóng tối, trái lại càng tăng thêm vẻ đậm đặc của bóng tối. Cảnh đêm tối ấy khiến người đọc có thể liên tưởng tới những cảnh đời tăm tối trong đêm đen của chủ nghĩa thực dân phong kiến. Bóng những con người xuất hiện nhưng lại khiến liên tưởng tới loài chim ăn đêm lặn lội. Mỗi người với một gương mặt cụ thể và đời sống riêng được tác giả miêu tả chân thật: “chị Tí cứ nhá nhem tối là xuất hiện”, mặc cho ban ngày chị đã vất vả mò cua bắt tép vất vả mà chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng ban tối chị vẫn cố gắng dọn hàng nước.

Hình ảnh ngọn đèn leo lét của hàng chị chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đã khiến ta liên tưởng tới chính cuộc đời leo lét của chị. Bác phở Siêu thì xuất hiện với một chấm lửa nhỏ, lơ lửng trong đêm tối, chập chờn như ma chơi, cho tới lúc về bác cũng chẳng bán được đồng nào. Sự xuất hiện của cụ Thi điên từ trong bóng tối đi ra với tiếng cười khanh khách, uống cạn cút rượu tiếng cười ấy lại đi vào chìm trong bóng tối, nhân vật ấy ẩn chứa một cuộc đời tội nghiệp, và bí ẩn. Hình ảnh ám ảnh nhất có lẽ là vợ chồng bác Xẩm, xuất hiện với tiếng đàn bầu run bần bật trong đêm tối, đứa con thì bò lê trên đất cát, khi đêm về khuya họ lại ngủ gục trên manh chiếu từ bao giờ. “Chừng ấy con người trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời trong bóng tối, bởi chính ông cũng sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo, cũng có ước mơ mà mong đợi được đổi đời.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về việc đọc sách

Qua tác phẩm, tác giả đã thể hiện niềm tin và sự ca ngợi phẩm chất của người lao động, dù có phải nghèo khổ, bần hàn tới đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì họ vẫn cứ cần cù, lầm lũi và âm thầm khao khát một cuộc sống tươi sáng. Xuyên suốt tác phẩm chỉ là bóng tối nhưng ta thấy hiện lên trong đó là ánh sáng niềm tin của những con người nơi phố huyện nghèo, họ sẽ không cam chịu sự tù túng, quẩn quanh, sẽ luôn khát khao hướng tới tương lai tươi sáng.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh gai hoc sinh cap 3 de thuong 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *