Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm
Đất nước là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam và nó thực sự phát triển vượt bậc ở thế kỉ ở sau cách mạng tháng 8. Mặc dù như vậy nhưng cho đến những năm 60 thì tư tưởng đất nước của nhân dân mới thực sự tỏa sáng và được nhận thức một cách đầy đủ trọn vẹn nhất. Chính tư tưởng ấy đã hội tụ được trong những trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng ấy giống như sợi chỉ xuyên suốt cả trang thơ đó và đặc biệt hơn nữa tư tưởng đó được thể hiện trong bài thơ “ Đất Nước “, đặc biệt là ở đoạn thơ cuối cùng của câu thơ.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết bài thơ này ở trong chiến trường, thế nhưng mạch thơ vẫn trỗi dậy, vẫn liền mạch để qua đó có thể thấy được rằng ông đã gửi gắm những tư tưởng tình cảm của mình vào ở trong đó.
Từ những khổ thơ đầu tiên thì tác giả đã thể hiện được một cách rõ ràng về quan điểm về tư tưởng của mình về hình ảnh đất nước, những tập tục và thói quen của nhân dân. Đất nước có trong danh lam thắng cảnh và chính trong những đức tính tốt đẹp của nhân dân đã làm nên những cảnh đẹp đó. Thế nhưng càng rõ ràng hơn khi ở cuối đoạn thơ càng thể hiện rõ tư tưởng về đất nước của nhân dân.
Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đoạn thơ đã mở đầu bằng hình ảnh và những lời chân thành của chàng trai nói với cô gái về đất nước và về những anh hùng không tên không tuổi đã đứng dậy đấu tranh chống lại quân giặc:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bồn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
……
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Chính lời gọi đó nhẹ nhàng và tha thiết khiến cho ai muốn được nghe và được trút bầu tâm sự. Chàng trai nói cho người yêu mình về lịch sử của đất nước, nói bằng niềm tự hào khi nhắc đến lịch sử hào hùng đó và cả những người anh hùng áo vải. Dường như ông muốn kể nhiều hơn về những con người vô danh tiểu tốt, những con người sống bình dị mà chết cũng rất bình dị, họ phần lớn là những người ông dân áo vải nhưng chính họ đã truyền cho chúng ta những giá trị về truyền thống vật chất và tinh thần vô cùng đáng quý cho thế hệ sau này. Chính những con người đó đã tạo dựng nên chủ quyền đắp xây nền móng cho ngôi nhà đất nước của mình.
Họ đều là những người dân bình thường, nhưng lại đem lại tiếng cười và hòa bình cho tổ quốc,đất nước
“ Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
Điều đó cho thấy người Việt Nam chúng ta hồn hậu bình dị là vậy nhưng một khi đã căm thù sự tàn ác đó của chúng thì sẽ đứng lên quật dậy khởi nghĩa. Thời bình, những người con trai thì làm lụng cần cù nhưng khi có giặc thì sẵn sàng ra chiến trường đánh giặc còn người con gái chính là hậu phương vững chắc nhưng vẫn có công trong việc đánh giặc. Tuy không ai có thể nhớ mặt đặt tên nhưng chính họ đã làm ra đất nước.
Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Qua những vần thơ chúng ta có thể thấy được đó chính là đất nước của nhân dân, nhân dân chính là người đã làm nên đất nước chứ không cái gì khác:
“ Để đất nước của Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao huyền thoại”
Ở đoạn thơ tiếp theo thì tác giả lại tiếp tục thể hiện tư tưởng đó của nhân dân ở trên bình diện văn hóa
“ dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lăn lội
Biết trồng tre chờ ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt l …
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Nhà thơ đã đưa chúng ta trở về với ngọn nguồn của văn học dân gian mà tiêu biểu đó là những câu ca dao. Đó là vẻ đẹp say đắm ở trong tình yêu, tôn thờ sự chung thủy và biết trân trọng người yêu của mình. Đó không phải là tình yêu bồng bột mà đó là tình yêu nồng thắm.
Qua đó cũng nói lên vẻ đẹp và sự quý trọng sức lao động ở trong câu thơ. Cho chúng ta thấy không những nhà thơ mượn ca dao để khái quát về đất nước để chúng ta thấy rằng nhân dân không chỉ dựng lên một lịch sử đất nước mà còn dựng lên cả bề dày về văn hóa của đất nước. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ giống như đang ca ngợ vẻ đẹp của đất nước hay chính là đang nhắc nhở chúng ta phải biết nhớ về cội nguồn.
Tư tưởng đất nước của nhân dân chính là một tư tưởng mang một tầm vóc lịch sử và đã được thể hiện một cách sâu lắng, bay bổng kì diệu ở trong từng trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Nó đánh dấu cho sự phát triển từng bước trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ.
Nguồn: Kênh văn mẫu