Trong Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng viết: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong đoạn trích.
Bài làm
Một gia đình sống hạnh phúc là khi, ông bà cha mẹ, con cháu được đông đủ quây quần sum họp bên nhau. Nếu lỡ có vắng bóng đi thành viên nào thì cả nhà sẽ đau đớn, xót thương. Ấy vậy mà ở đời vẫn nhiều chuyện bất ngờ, sự ra đi của cụ tổ lại là niềm hạnh phúc, vui sướng, của con cháu cả dòng tộc. Đó là “tang gia” trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lại “hạnh phúc” thật, lại“nhiều người sung sướng lắm”, lại “ai cũng vui vẻ cả”…! Trong tác phẩm cua mình Vũ Trọng Phụng đã làm rõ nét sự tàn nhẫn và sự dối trá của những con người vô nhân tính, mất đi hết bản chất của con người. Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là "ông vua phóng sự đất bắc". Số đỏ được đánh giá là kiệt tác văn chương có một không hai trong nền văn học hiên đại. Tác phẩm thể hiện tiếng cười căm hờn mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến tư sản, cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là khốn nạn”, “chó đểu”. Nghệ thuật trào phúng của tác phẩm đã diễn tả những cái bất thường, kỳ dị chứa đựng trong nó mâu thuẫn trào phúng, rồi cường điệu, phóng to những cái bất thường, kỳ dị ấy lên để gây cười.
Thành ngữ dân gian thường nói "buồn như cha chết", thế mà trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cụ tổ chết mà con cháu lại vui như nhà có đám cưới. Thật chua xót, thật đắng cay và thật thối nát điều đó như thể hiện sự mục giũa về nhân cách con người khi sống trong chế độ cai quản của thực dân. Nếu chỉ đọc nhan đề của tác phẩm ta sẽ thấy nực cười làm gì có gia đình nào có tang gia mà lại hạnh phúc, nhưng khi đã bắt đầu đọc vào tác phẩm ta mới thấm không những họ hạnh phúc mà họ còn sung sướng. Tuy rằng cái chết của cụ tổ có gây mất mát "một chút" về người, nhưng đem lại nhiều lợi lộc về của cải, vật chất và danh tiếng lẫy lừng cho dòng tộc, không những thế còn cho cả xã hội. Từ đây ta cũng thấy được cái đạo đức của con người bị xuống cấp một cách trầm trọng, người ta dường như quên mất tình nghĩa, chỉ nhớ đến tiền bạc và danh vọng. Hạnh phúc đi liền với tang gia và tang gia tạo nên hạnh phúc. Đoạn trích đã làm nổi bật hai mặt trái ngược này bằng một trường phúng dụ gây cười rất tự nhiên, hợp lí.
Điểm thành công của tác phẩm đó là miêu tả thành công tâm lí nhân vật trọng truyện, chính vì vậy đã tạo nên tiếng cười chua chát, dau xót cho tác phẩm. Cái chết của cụ tổ đã được mong chờ từ lâu. Trong lúc cụ cố ốm thập tử nhất sinh, thì gia đình đã đi mời được một thầy thuốc "chính hiệu" đó là đốc tờ Xuân – Xuân tóc đỏ, chỉ bằng liều thuốc "gia truyền" đốc tờ Xuân đã làm cụ cố "tỉnh táo khác thường". Nhưng cũng chỉ bằng một câu chào, Xuân đã làm cho cụ tổ nấc lên mà chết tức tưởi, kịp trăn trối vài lời: "để ông chết, nếu có chạy chữa thì hãy chạy chữa cho cái thanh danh của gia đình mà đã bị con cháu bôi nhọ". Cái chết của cụ đã tạo nên tiếng khóc vui không thành tiếng của con cháu. Cụ tổ chết thì mỗi người một vẻ, nếu vẻ đau buồn, thương tiếc đã đành, nhưng chúng mỗi người một vẻ vì hạnh phúc. Cụ cố Hồng thì sướng lên bần bật vì cái thanh danh của cụ sắp được nâng cao, cụ nhắm mắt lại nghĩ đến viễn cảnh người ta chỉ vào mình “đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, dể cho thiên hạ phải chỉ trỏ”: "Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa"!. Đó là niềm sung sướng và cũng là sự ước ao của cụ cố Hồng, vì cả cời cha chỉ chết có một lần. Người ta đến để dự đám tang chứ không phải đến để xem cụ làm diễn viên múa rối, sự dối trá trắng trợn, sự vô nhân tính đến đáng sợ đã làm cho tác phẩm thêm kịch tính.
Cái hay ở chỗ không chỉ nguyên cụ cố Hồng vui sướng mà còn rất nhiều người khác chia vui cùng. Chúng ta không thể không nhắc đến ông Phan mọc sừng. Ông cảm thấy "tự hào" và "bất ngờ" vì cái sừng hươu của mình có giá trị to lớn đến như vậy. Ông cảm thấy nó có giá trị vì hai vợ chồng ông được chia thêm hẳn vài nghìn bạc, vài nghìn bạc ấy nó đáng giá hơn nhân cách của con người, cũng đáng giá hơn tính mạng của một con người. Dù gì thì cái chết của cụ tổ cũng đã mang lại lợi lộc và niềm hạnh phúc vô bồ bến cho ông Phán, và ông phải thầm cảm ơn Xuân vì đã ngoại tình với vợ mình, để giờ đây ông mới có giá trị như vậy. TRong không khí "vui nhộn" của đám ma thằng bồi tiềm đã đếm được một nghìn tám trăm bảy hai câu gắt "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" của cụ cố Hồng. Trong cái đám tang của cụ tổ người ta không tính toán về tình cảm khi đã mất đi một người yêu thương, mà người ta lo tính toán về tiền bạc, người ta thấy ánh hào quang của đồng tiền càng ngày càng có giá trị to lớn hơn. Tiếng khóc " Hứt, hứt, hứt" của ông Phán dường như càng làm cho cái đám ma ấy nó vui nhộn hơn. Đây chính là nét độc đáo của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Ông đã khéo léo sắp đặt tình tiết một cách logic chặt chẽ, khiến cho sợi dây liên tưởng như phán mọc sừng khóc chỉ là muốn cùng cụ Hồng thể hiện nỗi đau một cách thảm thiết nhất
Sao mà cùng sống chúng với nhau dưới một mái nhà, mà họ có thể giả dối, xấu xa và đê hèn đến thế. Họ đến với đám ma là để trưng bày trang phục sáng tạo của mình cho mọi người “chiêm ngưỡng". Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà cậu mãi không được dùng đến. Ông Văn Minh, ông cháu đích tôn “chí hiếu” của “người chết” thì chỉ nóng lòng “mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi”. Ông sung sướng, vì nhờ cái “chết thật” của ông nội mình mà “cái chúc thư” chia của kia sẽ có hiệu lực thật sự “chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa”. Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen — là “những sáng tạo mốt mới nhất”. Dường như đây là một tuần lễ thời trang được mọi người chuẩn bị săn sàng từ rất lâu, công phu và cầu kì. Còn cô Tuyết trong trắng thì hạnh phúc phơi bày những bộ đồ tân thời hở nửa vú để thiên hạ nhìn vào thấy được sự ngây thơ trong trắng của mình.
Niềm "hạnh phúc" ấy không chỉ lan tỏa trong nhà, mà còn được chia sẻ với mọi người trong đám tang. Ông cảnh sát Min Đơ, Min Toa cũng nhờ cái “chết thật” của cụ tổ mà được thơm lây: họ “sung sướng cực điểm”, “vì được có đám thuê”, “đã trông nom rất hết lòng”. Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo…”. Các “giai thanh gái lịch” Hà thành, nhờ có đám tang mà được “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau,…”; các quý ông “tai to mặt lớn” thì được dịp phô diễn râu ria đủ kiểu trên cằm trên mép, khoe huân chương, huy chương đủ hạng trên ngực, trên mình. Qủa thật là hiếm gặp cái đám ma nào lại đem nhiều hạnh phúc đến cho mọi người như vậy. Kè tây, kèn ta đủ cả, trang phục hợp mốt thời trang, thợ chúp ảnh đông đủ, dường như đây là một vở kịch hoàn hảo mà tất cả mọi người ai cũng làm rất tốt những vai diễn của mình.
Nỗi sung sướng không chỉ có người sống ảm nhận được mà người trong quan tài cũng cảm nhận được, họ tự nghĩ rằng cụ tổ chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng. Nỗi sung sướng hạnh phúc, của đám ma này dường như có sự lây lan rất rộng, nó như ánh mặt trời chiếu nắng đến muôn nơi vậy, vừa đem lại ánh sáng, vừa đem lại sự ấm áp. Từ người bề trên đến người bề dưới, từ người trong tang gia đến người ngoài tang gia, từ “khổ chủ” đến khách “đi đưa” đám, từ người sống đến “người chết”. Nó được hòa quyện và duy trì theo diễn biến của đám tang, từ lúc chưa chết, đến lúc hâp hối, lúc phát phục đến khi đưa đám, hạ huyệt. Qua ngòi bút tài tình của Vũ Trọng Phụng ta có thể thấy được niềm hạnh phúc của đám ma đem lại là niềm hạnh phúc vô bề bến không bỏ sót một ai. TRong đám ma ấy, chỉ có người chết nằm trong quan tài là thật, còn mọi điều toàn là giả dối. Nếu chúng cứ tỏ ra là mình bất hiếu thì khiến người ta bất ghê tởm, nhưng chúng lại bọc cho mình cái vẻ bọc hoàn hảo, biến cho mình thành những con người có hiếu, đau xót trước sự mất mát của cụ tổ. Bên cạnh việc kết hợp giữa miêu tả viễn và cận cạnh, nhà văn còn sử dụng hợp lý kỹ thuật tạo tình huống kịch tính và duy trì được độ căng cần thiết cho câu chuyện. Chẳng hạn, sau khi ông già “chết thật”, đã “được quan trên khám đã qua loa”, niềm vui của đám cháu con tưởng đã có thể nở rộ, thì vì một lý do nào đó, sự sung sướng có nguy cơ bị hoãn lại.
Câu chuyện là một mũi dao nhọn đâm thẳng vào sự thối nát mục rũa, vô nhân tính của con người trong xã hội. Đằng sau những câu chữ vui đùa, phóng đại, là sự vạch trần sự tàn nhẫn, dối trá vô nhân đạo, đám tang của cụ cố tổ là hành trình xuống mộ của toàn xã hội thực dân phong kiến. Bởi sự dối trá, tàn nhẫn của nó đã đến hồi bộc lộ trắng trợn, vui vẻ ầm ĩ thế kia thì ai để cho nó tồn tại, làm trò hề mãi được.
Nguồn: Bài văn hay