Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Hướng dẫn
“Hạnh phúc của một tang gia” trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm trào phúng xuất sắc bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Anh chị hãy phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang giatrong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nghệ thuật trào phúng qua Hạnh phúc của một tang gia
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa đầy xấu xa, bịp bợp của xã hội thực dân nửa phong kiến và khóc thương cho sự ra đi của những giá trị đạo đức tốt đẹp.
2. Thân bài
– Tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong việc xây dựng tình huống mâu thuẫn mang tính nghịch lí, khác người.
– Hạnh phúc và tang gia vốn là những trạng thái đối lập, vốn chẳng thể song hành nhưng trong chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã đặt chúng cạnh nhau để tạo nên một mệnh đề đầy lạ lùng
–> đám tang đấy, mất mát về người và tình cảm đấy nhưng lại có thể mang đến bao hạnh phúc, thỏa mãn không chỉ cho những người trong gia đình mà cả những người ngoài gia đình.
– Mỗi người lại có niềm vui riêng của bản thân:
+ cố Hồng vui sướng vi được mặc áo xô gai, được nghe mọi người tán thưởng về cái phúc của gia đình đại tư sản.
+ Văn Minh vui vì cái chúc thư kia đã đi vào giai đoạn.
+ Cậu Tú Tân vui vì được chụp ảnh.
+ Cô Tuyết thỏa mãn vì được mặc bộ y phục ngây thơ.
– Đám tang của cụ cố Tổ có thể mang đến hạnh phúc trọn vẹn, không chỉ là những thành viên trong gia đình mà cả những người bên ngoài gia đình:
+ Những người bạn của cố Tổ vui mừng vì có dịp khoe râu và các loại huân chương, vì được ngắm bờ ngực thấp thoáng của cô Tuyết.
+ Hai viên cảnh sát Min-đơ, Min-toa vui vì có dịp ghi biên bản phạt.
– Tài năng của Vũ Trọng Phụng là ở chỗ ông không trực tiếp phê phán cái lố lăng, kệch cỡm của những con người trong đám ma mà để cho họ tự bóc trần mặt nạ của chính mình.
– Thành công của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích này là việc xây dựng tình huống trào phúng đặc sắc.
–> Tác phẩm đã mang đến tiếng cươi vừa thông minh vừa sắc xảo, vừa khinh bỉ vừa căm phẫn của tác giả đối với xã hội thực dân nửa phong kiến với những con người lố lăng, kệch cỡm.
– Xây dựng thành công hình tượng đám đông và xây dựng những nhân vật trào phúng đa dạng, đủ mọi thành phần trong xã hội.
– Mỗi nhân vật lại có tính cách riêng nhưng đặc điểm chung là họ đều đeo lên mình chiếc mặt nạ của sự giả dối, lố lăng cùng những hành động ngớ ngẩn, lố bịch.
3. Kết bài
Thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc, tác giả Vũ Trọng Phụng đã mang đến sức hút đặc biệt cho đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, đó không chỉ là lời tố cáo sâu cay với xã hội mà còn là tiếng khóc thương với sự suy đồi của những giá trị đạo đức.
Bài liên quan đến đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
>>Phát biểu cảm nhận về nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tâm trạng của những nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
II. Bài tham khảo cho đề phân tích nghệ thuật trào phúng qua Hạnh phúc của một tang gia
Số đỏ là tiểu thuyết xuất sắc bậc nhất văn học trào phúng Việt Nam. Xây dựng tình huống đầy hài hước, Vũ Trọng Phụng đã mang đến cho người đọc những tiếng cười đầy hả hê nhưng sau mỗi tiếng cười lại là nỗi xót xa, những suy ngẫm sâu sắc về cái nghịch lí, suy đồi biến chất của những con người tự xưng trí thức trong gia đình đại tư sản. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa đầy xấu xa, bịp bợp của xã hội thực dân nửa phong kiến và khóc thương cho sự ra đi của những giá trị đạo đức tốt đẹp.
Trước hết, tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong việc xây dựng tình huống mâu thuẫn mang tính nghịch lí, khác người. Hạnh phúc là trạng thái thăng hoa của cảm xúc, tang gia lại gợi liên tưởng đến cái mất mát về người và tình cảm. Hạnh phúc và tang gia vốn là những trạng thái đối lập, vốn chẳng thể song hành nhưng trong chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã đặt chúng cạnh nhau để tạo nên một mệnh đề đầy lạ lùng “Hạnh phúc của một tang gia”, gia đình có tang mà lại có thể mang đến hạnh phúc ư?
Nếu chỉ đọc nhan đề của đoạn trích, người đọc có thể bộc lộ sự hoài nghi rằng liệu Vũ Trọng Phụng có cố tình đặt những cụm từ mang nghĩa đối lập để “giật tít” nhằm gợi ra sự tò mò khám phá cho người đọc. Tuy nhiên, khi đọc đoạn trích thì người đọc lại ngỡ ngàng phát hiện ra đám tang đấy, mất mát về người và tình cảm đấy nhưng lại có thể mang đến bao hạnh phúc, thỏa mãn không chỉ cho những người trong gia đình mà cả những người ngoài gia đình.
Tấn bi hài kịch của gia đình đại tư sản bắt đầu từ cái chết của cụ cố Tổ. Tuy nhiên, cái chết ấy không mang đến những xót thương cho con cháu trong gia đình mà lại mang đến bao cảm xúc hạnh phúc, vui sướng cho các thành viên trong gia đình ấy “Cái chết kia đã làm cho nhiều người vui sướng lắm”. Mỗi người lại có niềm vui riêng của bản thân, nếu cố Hồng vui sướng vi được mặc áo xô gai, được nghe mọi người tán thưởng về cái phúc của gia đình đại tư sản thì Văn Minh vui vì cái chúc thư kia đã đi vào giai đoạn, cậu Tú Tân vui vì được chụp ảnh, cô Tuyết thỏa mãn vì được mặc bộ y phục ngây thơ.
Có thể thấy đám tang của cụ cố Tổ có thể mang đến hạnh phúc trọn vẹn, không chỉ là những thành viên trong gia đình mà cả những người bên ngoài gia đình. Những người bạn của cố Tổ vui mừng vì có dịp khoe râu và các loại huân chương, vì được ngắm bờ ngực thấp thoáng của cô Tuyết, hai viên cảnh sát Min-đơ, Min-toa vui vì có dịp ghi biên bản phạt.
Tài năng của Vũ Trọng Phụng là ở chỗ ông không trực tiếp phê phán cái lố lăng, kệch cỡm của những con người trong đám ma mà để cho họ tự bóc trần mặt nạ của chính mình. Đám ma cũng được tổ chức vô cùng linh đình, hoành tráng với sự xuất hiện của ken tây, kèn ta, lợn quay đi lọng. Đúng là đám ma lạ lùng, đám ma to đến mức khiến cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười vui sướng.
Thành công của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích này là việc xây dựng tình huống trào phúng đặc sắc. Tác phẩm đã mang đến tiếng cươi vừa thông minh vừa sắc xảo, vừa khinh bỉ vừa căm phẫn của tác giả đối với xã hội thực dân nửa phong kiến với những con người lố lăng, kệch cỡm.
Tài năng nghệ thuật của Vũ Trọng phụng trong đoạn trích này còn ở chỗ xây dựng thành công hình tượng đám đông và xây dựng những nhân vật trào phúng đa dạng, đủ mọi thành phần trong xã hội. Mỗi nhân vật lại có tính cách riêng nhưng đặc điểm chung là họ đều đeo lên mình chiếc mặt nạ của sự giả dối, lố lăng cùng những hành động ngớ ngẩn, lố bịch. Cụ cố Hồng không quá già nhưng tỏ ra lẩn thẩn với câu nói cửa miệng “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Hai viên cảnh sát Min-đơ, Min-toa thì đi đến đâu cũng vênh váo với lời giới thiệu “Me xừ Min toa, cảnh bình hạng năm, giải nhất vòng quanh Hà Nội, giải nhất Hà Nội – Nam Định, một vẻ vang của sở cẩm Hà Nội, một cái hy vọng của Đông Dương!…”…
Thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc, tác giả Vũ Trọng Phụng đã mang đến sức hút đặc biệt cho đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, đó không chỉ là lời tố cáo sâu cay với xã hội mà còn là tiếng khóc thương với sự suy đồi của những giá trị đạo đức.
Theo Tapchivanhoc.com