Trình bày cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão – Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

Trình bày cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão – Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

Hướng dẫn

Đề bài:Tỏ lòng là bài thơ mang đậm hào khí Đông A thời Trần, qua bài thơ tác giả không chỉ thể hiện được tình yêu nước và khát vọng lập công mãnh liệt của kẻ làm trai. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong bài thơ, anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Trong rất nhiều tác phẩm thể hiện hào khí oanh liệt thời Trần, bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão nổi bật lên với nội dung đặc sắc cùng khí thế ngút trời của bậc nam nhi.

2. Thân bài

– Phạm Ngũ Lão là danh tướng nhưng lại có trái tim đầy tinh tế của người nghệ sĩ, tuy sáng tác không nhiều nhưng sáng tác của ông mang giá trị to lớn.

– Bài thơ Thuật hoài thể hiện được khát vọng lập công to lớn của người nam nhi khi đất nước có bóng xâm lược.

–> Thuật hoài chính là bức chân dung tự họa của tác giả Phạm Ngũ Lão.

– Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện khí thế chiến đấu ngút trời với tư thế cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ non sông.

– “Khí thôn Ngưu” là khí thế mạnh mẽ có thể át cả sao Ngưu trên bầu trời.

– Hai câu thơ sau lại thể hiện ý thức trách nhiệm của một người danh tướng, người nam nhi đối với đất nước.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Hồi trống cổ thành để làm sáng tỏ được tình anh em giữa Trương Phi và Quan Công

– Nợ công danh mà tác giả Phạm Ngũ Lão nhắc đến ở đây chính là trách nhiệm to lớn mà người làm trai cần thực hiện.

– Phạm Ngũ Lão vẫn cảm thấy “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu “Luống thẹn tai nghe thuyết vũ Hầu”.

– khát vọng lập công mạnh mẽ, ý thức sâu sắc của người anh hùng đối với vận mệnh đất nước.

3. Kết bài

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão thể hiện khí thế hùng tráng, mạnh mẽ không chỉ xây dựng lên hình tượng của người anh hùng chiến trận mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm sâu sắc, khát vọng cao đẹp của người danh tướng Phạm Ngũ Lão.

II. Bài tham khảo

Thơ văn thời Trần mang khí thế hào hùng, oanh liệt của cảm hứng yêu nước dào dạt mà lịch sử văn học ghi nhận là “hào khí Đông A”. Trong rất nhiều tác phẩm thể hiện hào khí oanh liệt một thời ấy, bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão nổi bật lên với nội dung đặc sắc cùng khí thế ngút trời của bậc nam nhi.

Phạm Ngũ Lão là danh tướng lẫy lừng dưới thời nhà Trần với rát nhiều chiến công lớn nhỏ, ông còn được biết đến là người văn võ toàn tài. Phạm Ngũ Lão là danh tướng nhưng lại có trái tim đầy tinh tế của người nghệ sĩ, tuy sáng tác không nhiều nhưng sáng tác của ông mang giá trị to lớn.

Bài thơ Thuật hoài thể hiện được khát vọng lập công to lớn của người nam nhi khi đất nước có bóng xâm lược. Cũng có thể nói Thuật hoài chính là bức chân dung tự họa của tác giả Phạm Ngũ Lão.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu: “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc”

“Hoành sóc giang sơn kháo tỉ khu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện khí thế chiến đấu ngút trời với tư thế cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ non sông. “Hoành sóc giang sơn kháp tỉ khu”, câu thơ mang tầm vóc kì vĩ, hình ảnh tráng lệ của người người anh hùng chiến trận. Chỉ một câu thơ ngắn gọn, xúc tích nhưng lại thể hiện được hào khí đông A, chủ nghĩa yêu nước đầy hào hùng: cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông suốt mấy thu.

Sức mạnh của đội quân Sát thát thời Trần được thể hiện qua câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. So sánh với sức mạnh của tì hổ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh phi thường không gì có thể ngăn cản nổi. “Khí thôn Ngưu” là khí thế mạnh mẽ có thể át cả sao Ngưu trên bầu trời.

Ở đây, tác giả Phạm Ngũ Lão đã sử dụng biện pháp thậm xưng để xây dựng lên một hình tượng mang tầm vóc vũ trụ. Nếu ở hai câu thơ đầu tác giả hướng đến xây dựng tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn của đội quân Sát Thát thì ở hai câu thơ sau lại thể hiện ý thức trách nhiệm của một người danh tướng, người nam nhi đối với đất nước.

Xem thêm:  Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh ngày xuân

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Tạm dịch:

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)

Nợ công danh mà tác giả Phạm Ngũ Lão nhắc đến ở đây chính là trách nhiệm to lớn mà người làm trai cần thực hiện. Chính ý thức trách nhiệm sâu sắc nên dù đã lập bao chiến công hiển hách cho triều đại nhà Trần thì Phạm Ngũ Lão vẫn cảm thấy “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu “Luống thẹn tai nghe thuyết vũ Hầu”.

Vũ Hầu ở đây chỉ Khổng Minh, người quân sư tài lược bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, đặt chí nam nhi, khát vọng lập công danh của mình trong tương quan với Khổng Minh cho thấy sự khiêm tốn đồng thời thể hiện được khát vọng lập công mạnh mẽ, ý thức sâu sắc của người anh hùng đối với vận mệnh đất nước.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão thể hiện khí thế hùng tráng, mạnh mẽ không chỉ xây dựng lên hình tượng của người anh hùng chiến trận mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm sâu sắc, khát vọng cao đẹp của người danh tướng Phạm Ngũ Lão.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *