Phân tích bài thơ tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão – Văn mẫu lớp 10 đặc sắc nhất
Hướng dẫn
Tỏ lòng là bài thơ thể hiện rõ nét hào khí Đông A thời Trần với khát vọng mãnh liệt của bậc nam nhi trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ thái bình. Anh chị hãy phân tích bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy rõ hào khí này.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm: Tuy sáng tác không nhiều nhưng những sáng tác của Phạm Ngũ Lão có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, Thuật hoài là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
2. Thân bài
– Thuật hoài thể hiện được khát vọng mãnh liệt của bậc anh hùng: cống hiến tài năng và sức lực cho việc bảo vệ, gây dựng đất nước.
– Từng dốc lòng chiến đấu để góp phần gây dựng lên giang sơn, sự vững mạnh ấy nên Phạm Ngũ Lão thấm nhuần được tư tưởng yêu nước, ý thức cao về trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.
– Câu thơ đầu tiên, tác giả đã dựng lên hình tượng người anh hùng cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ cho non sông, hình tượng ấy không chỉ thể hiện khí thế ngút trời.
– Sử dụng hình ảnh so sánh sức mạnh của ba quân với “tì hổ”, sao ngưu đã tạo nên hình tượng sức mạnh đầy kì vĩ, mang tầm vóc của thiên nhiên vũ trụ.
– Hai câu thơ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã dựng lên thành công hình tượng tuyệt đẹp về người lính Sát Thát quả cảm của quân đội nhà Trần
– Cống hiến tất cả tài năng, cuộc đời cho sự an nguy, cho nền thái bình của đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão không lúc nào thôi trăn trở về nợ công danh và tự lấy làm hổ thẹn khi chưa trả hết cái nợ công danh
– Lấy Khổng Minh làm tấm gương sáng để so sánh với sự nghiệp công danh của mình cho thấy Phạm Ngũ Lão để khẳng định trách nhiệm của bản thân cho thấy Phạm Ngũ Lão là một con người đầy trách nhiệm,
3. Kết bài
Thuật hoài là bài thơ thể hiện được khát vọng lớn lao của bậc anh hùng, qua đó mang đến nhiều bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ mọi thời đại về tình yêu, trách nhiệm với đất nước.
II. Bài tham khảo
Phạm Ngũ Lão là danh tướng kiệt xuất dưới thời nhà Trần, cùng với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ông góp phần quan trọng trong việc làm nên chiến thắng chống quân Nguyên Mông đầy hiển hách. Không chỉ là danh tướng, nhà quân sự tài ba, Phạm Ngũ Lão còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ, nhà văn hóa. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những sáng tác của ông có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, Thuật hoài là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
Thuật hoài thể hiện được khát vọng mãnh liệt của bậc anh hùng: cống hiến tài năng và sức lực cho việc bảo vệ, gây dựng đất nước. Trong quan niệm của Phạm Ngũ Lão thì đó chính là trách nhiệm mà bậc nam nhi cần phải trả, phải tận tậm, tận lực cho lí tưởng trung quân ái quốc.
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng dưới thời nhà Trần, sự vững mạnh, hưng thịnh của triều đại đã được khẳng định qua 3 lần chiến thắng chống quân Nguyên Mông xâm lược. Từng dốc lòng chiến đấu để góp phần gây dựng lên giang sơn, sự vững mạnh ấy nên Phạm Ngũ Lão thấm nhuần được tư tưởng yêu nước, ý thức cao về trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tù hổ khí thôn ngưu
Câu thơ đầu tiên, tác giả đã dựng lên hình tượng người anh hùng cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ cho non sông, hình tượng ấy không chỉ thể hiện khí thế ngút trời, tinh thần trách nhiện cao độ mà người đọc, người nghe còn cảm nhận được ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước, của hào khí Đông A thời Trần.
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” ( Sức mạnh ba quân mạnh như hổ át sao Ngưu) câu thơ cho thấy sức mạnh và ý chí chiến đấu mạnh mẽ, không chì có thể ngăn nổi của quân và dân ta. Sử dụng hình ảnh so sánh sức mạnh của ba quân với “tì hổ”, sao ngưu đã tạo nên hình tượng sức mạnh đầy kì vĩ, mang tầm vóc của thiên nhiên vũ trụ.
Hai câu thơ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã dựng lên thành công hình tượng tuyệt đẹp về người lính Sát Thát quả cảm của quân đội nhà Trần.
Phạm Ngũ Lão xuất thân từ một chiến binh quả cảm đến khi là một danh tướng lẫy lừng, trong con người tài trí ấy luôn sôi sục khát vọng cống hiến, dẹp loạn. Cái trí làm trai của Phạm Ngũ Lão giống như quan niệm của Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài “Chí làm trai” “Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”.
Cống hiến tất cả tài năng, cuộc đời cho sự an nguy, cho nền thái bình của đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão không lúc nào thôi trăn trở về nợ công danh và tự lấy làm hổ thẹn khi chưa trả hết cái nợ công danh ấy:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Tạm dịch:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết vũ hầu)
Vũ hầu ở đây ý chỉ Khổng Minh (Gia Cát Lượng) vị quân sư, nhà quân sự tài ba bậc nhất của Trung Hoa thời Tam quốc. Khổng Minh được biết đến là người tài cao, mưu lược tài trí nên đã lập lên bao chiến công hiển hách và trở thành quân sư đắc lực nhất của Lưu Bị.
Lấy Khổng Minh làm tấm gương sáng để so sánh với sự nghiệp công danh của mình cho thấy Phạm Ngũ Lão để khẳng định trách nhiệm của bản thân cho thấy Phạm Ngũ Lão là một con người đầy trách nhiệm, lòng tự trọng cao cả cần phải có ở một đáng nam nhi.
Trong quan niệm của tác giả, nếu một ngày còn bóng xâm lăng, có bước chân bạo tàn trên lãnh thổ đất nước thì ngày ấy nợ công danh còn chưa trả hết.
Thuật hoài là bài thơ thể hiện được khát vọng lớn lao của bậc anh hùng, qua đó mang đến nhiều bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ mọi thời đại về tình yêu, trách nhiệm với đất nước.
Theo Tapchivanhoc.com