Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích lớp 7 đầy đủ hay nhất

Nghị luận là thể loại mà chúng ta sẽ được tìm hiểu và thực hành trong chương trình ngữ văn lớp 7. Không giống với tự sự, miêu tả hay biểu cảm, muốn làm bài văn nghị luận, chúng ta phải kết hợp nhiều thao tác: giải thích, bình luận, chứng minh, đồng thời phải biết đưa ra quan điểm, bảo vệ quan điểm đó bằng những lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Trong các bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về phép lập luận chứng minh, trong bài học này, ta sẽ cùng bàn về phép lập luận giải thích. Từ đó, ta sẽ nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích, so sánh nó với phép giải thích chứng minh. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích lớp 7

SOẠN BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH LỚP 7

I- Mục đích và phương pháp giải thích

Câu 1 trang 69 SGK văn 7 tập 2:

Trong đời sống, ta cần được giải thích khi gặp một vấn đề, một hiện tượng mới lạ mình chưa biết rõ

VD: Thủy triều là gì, thế nào là văn bản…

Câu 3 trang 70 SGK văn 7 tập 2:

a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn

Giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, nêu ra các biểu hiện, chỉ ra các mặt lợi, hại và kết quả

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Đôi bạn – Tiếng Việt 3

b. Những câu định nghĩa:

  • Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
  • Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
  • Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
  • Khiêm tốn là điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời

c. Liệt kê các biểu hiện và cách đối lập như vậy cũng là một cách giải thích

d. Chỉ ra cái lợi của nghiêm tốn, cái hại của không nghiêm tốn và nguyên nhân của thói quen không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích

=> Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người

II- Luyện tập tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Đoạn văn: Lòng nhân đạo:

Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo

Phương pháp giải thích:

  • Nêu định nghĩa của lòng nhân đạo
  • Kể ra những cảnh khổ để giải thích vì sao cần có lòng nhân đạo
  • Nêu ra sự cần thiết của lòng nhân đạo
Xem thêm:  Viết bài giới thiệu về Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc

Nguồn Internet

Check Also

truong 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *