Soạn bài Thao tác lập luận bình luận lớp 11 hay đầy đủ nhất

Thao tác lập luận bình luận là một trong những kĩ năng khi chúng ta làm bài nghị luận xã hội. Đây là thao tác không thể thiếu bên cạnh các thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích… Vậy thao tác lập luận bình luận là gì? Mục đích, yêu cầu ra sao? Cách bình luận như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu các điều đó qua bài Thao tác lập luận bình luận. Trong bài học này, chúng ta cần nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận một số văn bản bình luận. Từ đó, chúng ta sẽ áp dụng thao tác lập luận bình luận vào việc viết một đoạn văn, một bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Thao tác lập luận bình luận lớp 11.

SOẠN BÀI THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

I- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Câu 1 trang 71 SGK văn 11 tập 2:

“Bình luận” trong những trường hợp ấy nghĩa là đưa ra ý kiến đánh giá về một vấn đề, hiện tượng nào đó

Câu 2 trang 71 SGK văn 11 tập 2:

a. Trong đoạn trích đó, tác giả có nhân định, đánh giá đúng- sai, hay- dở và bàn bạc sâu rộng về vấn đề được nói đến. Đích đến cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc đó là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật và khẳng định mọi người cần học luật

b. Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật nếu lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

Xem thêm:  Chọn lọc những lời tỏ tình hay nhất của con gái cọc đi tìm trâu

c.  Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ mục đích thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng về một vấn đề, hiện tượng nào đó và đề xuất, chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là đúng

Câu 3 trang 72 SGK văn 11 tập 2:

Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục thì phải nắm vững kĩ năng bình luận vì bình luận nhằm đề xuất ý kiến, đánh giá, nhận xét giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với mình về một vấn đề, hiện tượng nào đó

Câu 4 trang 72 SGK văn 11 tập 2:

Con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận vì chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ, mọi người đều có quyền nêu ý kiến của mình. Con người vì thế phải có khả năng tham gia bình luận để bảo vệ chính kiến và thuyết phục người khác đồng tình với mình

II- Cách bình luận

Câu 1 trang 72 SGK văn 11 tập 2:

a. Không nên nêu thái độ và sự đánh giá khi chưa trình bày rõ về hiện tượng cần bình luận vì khi đó chúng ta chưa có cơ sở, căn cứ để nêu ra những nhận xét, đánh giá

b. Nên trình bày hiện tượng cần bình luận một cách trung thực, khách quan, cặn kẽ chi tiết

Xem thêm:  Trong bài thơ "Cảm xúc”, Xuân Diệu viết: "Là ... mến". Còn trong “Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết: "Là... công lí”. Hãy bình luận về hai đoạn thơ trên và nêu suy nghĩ của anh (chị) về thơ ca trong cuộc sống hiện nay

Câu 2 trang 72 SGK văn 11 tập 2:

  • Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh: Đứng hẳn về một phía, tìm những lí lẽ và dẫn chứng để nhiệt tình ủng hộ phía đúng và phê phán phía sai
  • Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai họa: Kết hợp những phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần còn hạn chế để đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lí, công bằng
  • Nên ưu tiên cho phát triển sản xuất hay bảo vệ môi trường, nếu việc phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường sống: Đưa ra các đánh giá phải- trái, đúng- sai, hay- dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận

Câu 3 trang 72 SGK văn 11 tập 2:

Bàn về các vấn đề cần bình luận:

  • Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
  • Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi…
  • Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra

Luyện tập Thao tác lập luận bình luận

Câu 1 trang 73 SGK văn 11 tập 2:

Nhận xét ấy không đúng vì các thao tác này khác nhau về mục đích và bản chất

Mục đích:

  • Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó chưa biết
  • Chứng minh giúp người đọc tin vào một vấn đề được nêu ra
  • Bình luận là bày tỏ quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý trước ý kiến của cá nhân

Bản chất: Bình luận giúp người đọc, người nghe đồng ý với ý kiến của bản thân về vấn đề đã được biết trước, người đọc đã có những thông tin cơ bản về vấn đề và có ý kiến riêng về nó

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Câu 2 trang 73 SGK văn 11 tập 2:

Đoạn trích có sử dụng thao tác bình luận vì nêu ra nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. Ngoài ra, tác giả còn mở rộng vấn đề: đây không chỉ là vấn đề giao thông mà còn một món quà thể hiện sự thông minh trong hội nhập

Câu 3 trang 74 SGK văn 11 tập 2:

Sau khi đọc văn bản “Xin lập khao luật”, chúng ta còn có thể bình luận thêm:

  • Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội hiện nay:
  • Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật
  • Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng

Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội:

  • Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ luật. Luật phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân
  • Mọi người phải có ý thức sống và làm theo luật

Nguồn Internet

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *