Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã biết cách để làm văn chính luận nhưng không biết có bao giờ bạn chú ý tới ngôn ngữ sử dụng trong văn chính luận. Vẻ đẹp của văn chương nằm trong ngôn từ bởi văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Mỗi một loại văn bản lại có những yêu cầu, đặc điểm về ngôn ngữ rất khác nhau nên khi làm văn bản chính luận cũng cần những chú ý về ngôn ngữ hay nói cách khác đó là chú ý tới Phong cách ngôn ngữ chính luận. Nếu bỏ qua bước quan trọng này, bài văn chính luận sẽ thiếu đi những giá trị thẩm mĩ nhất định. Sau đây chúng ta cùng đến với bài Hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 11 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài này.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tiếp theo) lớp 11

Câu 1 trang 108 SGK văn 11 tập 2

Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận:

  • Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: Ai có… dùng…
  • Liệt kê: gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
  • Ngắt đoạn câu (nhịp điệu) phối hợp với các phép tu từ tạo giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ cho lời văn.

Câu 2 trang 108 SGK văn 11 tập 2

Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

a) Trả lời câu hỏi vì sao thanh niên là trụ cột của một quốc gia:

  • Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước
  • Thanh niên có sức khoẻ, có ý chí, có khát khao, nhiệt huyết dấn thân và cống hiến, có sáng tạo,..
  • Thanh niên là thế hệ sai phải xứng đáng với cha ông ta ngày trước
  • Dẫn chứng: Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ
Xem thêm:  Phân tích bài Thơ Duyên của Xuân Diệu

b) Trả lời câu hỏi làm thế nào để thanh niên góp phần xây dựng đất nước:

  • Thanh niên cần học tập, rèn luyện cả về thể chất, đạo đức, kiến thức
  • Thanh niên cần có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, hiểu được nghĩa vụ của mình.

Câu 3 trang 108 SGK văn 11 tập 2

Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”

  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. “Lòng yêu nước” vốn là tình cảm truyền thống của dân tộc mà con người có nghĩa vụ, có trách nhiệm trân trọng nó, thế nhưng “lòng yêu nước” đâu phải thứ gì xa xôi, vĩ đại mà con người chỉ có thể tôn thờ, “lòng yêu nước” vốn là sự dệt nên từng ngày từ tình yêu đối với những điều bé nhỏ, thiết thực như tình yêu đối với những người thân yêu, ruột thịt: cha mẹ, ông bà, anh chị em,…; Tình yêu đối với làng quê, với những con phố nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn, tình yêu đối với những kỉ niệm ấu thơ. Đó vốn là tình cảm không thuộc về trách nhiệm thuần túy mà là thuộc về trái tim. Phải là người biết yêu những điều gắn bó với mình dù là nhỏ bé mới biết trân trọng một “đất nước” được tạo nên từ những điều bé nhỏ mà chứa đựng ý nghĩa lớn lao như thế. Nếu ngay cả những điều gần gũi bình dị nhất với mình cũng không thể yêu thương thì “lòng yêu nước” chẳng qua chỉ là giáo điều, vô nghĩa lí.
Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà

Nguồn Internet

Check Also

7175 1494911290053 1015 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *