“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một trong những truyện thơ đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam ta. Về giá trị hiện thực truyện đã vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội, chửi những kẻ ngáo ngơ, bất công, bất nghĩa, bất nhân, chửi bọn làm ăn lương chuyên nghề lừa đảo, bóp nặn nhân dân. Giá trị nhân đạo: truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, xem trọng tình người, thể hiện khát vọng của nhân dân tới lẽ công bằng. Về nghệ thuật thì truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, hóa thân nhân vật cho lí tưởng tác giả. Và nhắc đến truyện thơ “truyện Lục Vân Tiên” ta không thể không nhắc đến đoạn trích “lẽ ghét thương”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Lẽ ghét thương” lớp 11.
SOẠN BÀI LẼ GHÉT THƯƠNG LỚP 11
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, mất tại Bến Tre. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu khá lận đận. Lớn lên và theo đuổi nghiệp khoa của vào lúc xã hội loạn lạc, đất nước rơi vào họa xâm lăng, bản thân lại mù từ năm 25 tuổi. Bỏ dở nghiệp thi của, ông chuyển sang học thuốc, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và mở trường dạy học
2. Truyện Lục Vân Tiên
Là truyện thơ, được viết dưới hình thức thơ lục bát. Truyện Nôm là thể loại văn học khá phát triền trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX. Đó là những thành tựu đáng tự hào của nền văn học dân tộc
3. Đoạn trích
Đoạn trích “lẽ ghét thương” (từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm) là lời một nhân vật trong truyện, đó là nhân vật ông Quán trong cuộc đàm đạo giữa ông và các nho sĩ trẻ tuổi. Từ “ghét” “thương” ở đây không chỉ đơn giản là tình cảm đối với ai đó.
Chuyện ghét thương được nhìn nhận bằng quyền lợi nhân dân. Quan điểm yêu ghét của ông Quán chính là quan điểm của tác giả, nhà thơ, nhà văn, ông đồ Nguyễn Đình Chiểu.
II. Hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương đọc hiểu chi tiết
Câu 1 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 1:
Những điều ông Quán ghét: 10 câu thơ trong đoạn trihcs noi về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh…Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Căn nguyên của cái ghét ở đây là so lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than…
Lẽ thương của ông Quán: gồm 14 câu, nói đến những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không thỏa được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…đều là những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thơi. Từ chỗ tiếc thương cho những bậc trí tài, cũng là tiếc cho đời, Nguyễn Đình Chiểu tìm thấy bóng dáng mình trong đó: ước mơ lập thân giúp đời nhưng lại gặp nhiều bất hạnh.
Câu 2 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 1:
Đoạn trích thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối linh hoạt. Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến tột cùng.
Câu 3 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 1:
Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, thương những con người tài đức bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ hại dân, đẩy con người vào cảnh éo le. Trong trái tim yêu thương mênh mông nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đạp với cuộc đời, với nhân dân, bởi “vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm Nguyễn Đình Chiểu
III. Luyện tập bài Lẽ ghét thương
Trong đoạn trích câu “vì chưng hay ghét cũng vì hay thương” đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn.
Nguồn Internet