Vương Duy nổi tiếng không chỉ thi ca mà còn về hội họa. Thi sĩ trứ danh Tô Đông Pha đời Tống khi viết về Vương Duy có câu: “Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ đồ; ngắm họa đồ của Ma Cật, trong họa đồ có thơ”. Trong chương trình ngữu văn lớp 10 chúng ta may mắn có một bài đọc thêm là một bài thơ rất nổi tiếng của Vương Duy đó là bài Khe chim kêu hay chữ Hán là Điểu minh giản. Đây là một bài thơ rất hay nhưng không hề dễ học tuy nó chỉ có bốn câu thơ nhưng mang đầy những tầng ý nghĩa sâu xa. Dưới đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Khe chim kêu (Điểu minh giản) đầy đủ hay nhất lớp 10 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài này.
Soạn bài Khe chim kêu lớp 10
I. Tìm hiểu chung về Khe chim kêu
1. Tác giả:
- Vương Duy (701 – 761), biểu tự Ma Cật, hiệu Ma Cật cư sĩ, là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhạc sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Thịnh Đường.
- Ông là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông.
- Cùng với Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ và Thi Quỷ Lý Hạ, Vương Duy có biệt danh Thi Phật đã tạo nên hiện tượng Thánh-Tiên-Phật-Quỷ cùng xuất hiện trong giai đoạn cực thịnh của thơ Đường.
- Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã.
2. Tác phẩm:
- Đây là 1 bài thơ nổi tiếng của Vương Duy
II. Hướng dẫn Soạn bài Khe chim kêu lớp 10
Câu 1 trang 164 SGK văn 10 tập 1
Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ:
- Đêm xuân rất tính nên từng chuyển động nhỏ nhất của vạn vật cũng rõ nét.
- Tâm hồn của thi sĩ vô cùng nhạy cảm trước cảnh và tình, chỉ có trong một tâm trạng thanh thản thì người ta mới có thể cảm nhận được sự rơi khẽ khàng đến thế.
Câu 2 trang 164 SGK văn 10 tập 1
Mối quan hệ giữa “động” và “tính”, “hình” và “âm” được thể hiện trong bài thơ:
- Dùng “động” để tả “tính”: dùng sự rơi rất mỏng, nhẹ của hoa quế để diễn tả sự tính lặng của đêm xuân và sự thanh thản của tâm hồn người thi sĩ.
- Dùng “hình” để tả “âm”: hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì thảng thốt giật mình của con chim núi mà nhận thấy được bức tranh đem tĩnh lặng như tờ (Tĩnh lặng đến độ một sự thay đổi rất khẽ về ánh sáng thôi cũng khiến con vật giật mình)
Nguồn Internet