Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ – tác giả bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hướng dẫn
Đỗ Phủ là nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Trung Hoa. Một trong những sáng tác nổi bật nhất thể hiện được tài năng về tầm vóc tư tưởng của ông là bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Bài giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin về tác giả Đỗ Phủ. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
1. Tiểu sử Đỗ Phủ
Tác giả Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, cùng với nhà thơ Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử văn học Trung Quốc. Với tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên ông được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Thánh – vị Thánh trong làng thơ.
Bài viết liên quan đến bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
>>Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
>>Giới thiệu về tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
>>Hướng dẫn soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, sinh ra ở huyện Củng tỉnh Hà Nam – Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống làm quan suốt mấy đời nhưng tới đời ông thì sa sút nghiêm trọng. Cả cuộc đời ông sống trọn vẹn trong cảnh loạn li, điêu đứng vì “Loạn An Lộc Sơn” năm 755, ông cùng gia đình ngược xuôi chạy loạn, gia đình ly tán, bần hàn, nghèo khổ, để rồi cho đến cuối đời ông cũng phải chết một cách thảm thương vì đói và bệnh tật trong một chiếc thuyền rách nát nơi đất khách quê người.
2. Sự nghiệp sáng tác
Mặc dù không nổi tiếng ngay từ đầu nhưng những tác phẩm của ông đã có tầm ảnh hưởng không nhỏ, ảnh hưởng đến cả văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và các độc giả phương Tây. Đặc biệt, có thể khẳng định tầm vóc các tác phẩm của Đỗ Phủ có thể sánh ngang với Virgil, Horace, Ovid, Hugo,…
Ông để lại cho nhân loại tới hơn 1400 bài thơ. Thơ của Đỗ Phủ thấm đẫm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn li, thơ là một cách gián tiếp để ông đề cập đến những ảnh hưởng của thời đại đối với chính đời sống của mình cũng như bao người dân đen Trung Quốc.
Những phản ánh chính trị của ông thường dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng từ ông, nhưng không bao giờ có được một Đỗ Phủ thứ hai, chỉ có các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông.
Theo Tapchivanhoc.com