Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
Gợi ý
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Người in đậm trên toàn bộ thơ của Người để lại. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, cả dân lộc đang chim đắm trong vòng nô lệ, phải vùng lên chiến đấu giành lại tự do, Người quan niệm thơ văn phải có tính chiến đấu, có chất “thép”, là vũ khí cách mạng sắc bén; văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật. Nếu cổ nhân quan niệm: “Văn dĩ tải đạo”, ‘Thi dĩ ngôn chí”,thì Hồ Chí Minh bổ sung:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
( Cảm tưởng đọc "Thiên gia thi")
Vai trò của người cầm bút phải là người chiến sĩ trên mật trận văn hóa, nghệ thuật: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
(Thư gửi các hoa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951).
Người quan niệm văn thơ phải có tính chân thực và tính dân tộc, nhà văn phải "miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân; phải biết nêu gương "người tốt việc tốt ”, phải biết trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa tác giá và độc giả. Trong thời đại cách mạng, quần chúng công-nông-binh là đối tượng phục vụ của văn nghệ sĩ. Cho nên tác giải phải tự ý thức nêu cao trách nhiệm của người cầm bút. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?” (đối tượng thưởng thức), “Viết để làm gì?”(mục đích sáng tác), “Viết cái gì?” (nội dung) và như “Viết như thế nào? ” (hình thức).
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh là quan điểm tiên tiến, là những bài học vô cùng sâu sắc đối với các văn nghệ sĩ trong quá trình phấn đấu trở thành nhà văn chiến sĩ đem ngòi bút và tài năng phục vụ cách mạng và kháng chiến, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, góp phần làm giàu đẹp nền văn học Việt Nam.
Hocvanvanhoc.com