Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Em hãy phân tích Vội vàng của Xuân Diệu để thấy được những đặc sắc khi viết về lòng ham sống của nhà thơ

Bài làm

Xuân Diệu là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay trong đó phải kể đến những tác phẩm như Vội Vàng, Thơ thơ Gửi hương cho gió, Ngọn Quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng… Và đặc biệt bài thơ Vội Vàng đã mang nhiều cảm xúc và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ tác giả muốn thể hiện những ước nguyện của mình, muốn giữ lại những màu sắc của thiên nhiên, những khung cảnh lãng mạn của không gian, bằng những hành động như muốn tắt nắng đi để cho màu không nhạt mất, muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Những khát vọng đó tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là khát khao mãnh liệt của thi sĩ khi muốn chinh phục thiên nhiên để giữ lại những cái lãng mạn, độc đáo của khung cảnh thiên nhiên, những khung cảnh đó được thể hiện qua những vần thơ lãng mạn, mang sức sống mãnh liệt của màu xanh hy vọng, của đồng nội xanh rì, của cành tơ phơ phất… Tất cả những khung cảnh đó đang dần hòa quyện vào thời tuổi trẻ muốn lưu giữ lại những kỉ niệm của thời xuân sắc:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Xem thêm:  Khám phá những stt muốn quay lại với người yêu cũ ấn tượng nhất

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Tình yêu thiên nhiên, tình yêu tuổi trẻ được được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ này, những hình ảnh đó thể hiện sức sống mãnh liệt của người thi sĩ, của tuổi trẻ, của tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu cuộc sống trong đoạn thơ này cũng được tác giả thể hiện rõ nét với những niềm vui của cuộc sống như thần vui hằng gõ cửa vào mỗi buổi sáng sớm, niềm vui đó được thể hiện tình cảm son sắt, sức sống mãnh liệt trước cuộc sống, nhưng niềm vui đó chợt tắt khi tuổi trẻ đã qua đi tác giả “ vội vàng một nữa” không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Tình yêu của tuổi trẻ cũng được ví nhưu mùa xuân, nó ngọt ngào mang nhiều màu sắc, tháng giêng là tháng của cây lá đâm chồi nảy lộc, của vạn vật sinh sôi, lúc này tuổi trẻ của con người cũng son sắt, cũng mang nhiều sức sống mãnh liệt, thể hiện sự căng tràn nhựa sống của con người:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Thời gian cứ chảy trôi xuân đến xuân lại qua, một năm có bốn mùa cứ luân chuyển theo vòng quay của trái đất. Đời người cũng vậy, tuổi trẻ trôi đi nhanh như một cơn gió, tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, xuân sắc với tình yêu thiên nhiên, lứa đôi, nhưng rồi cũng đến lúc già đi và mất. Sự luân chuyển đó là sự bất biến, nó thể hiện sự luân chuyển, xoay vòng của thời gian, làm cho lòng người có cảm giác choáng ngợp trước mọi vật trong cuộc sống:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Sự bâng khuâng, tiếc nuối của tác giả được thể hiện rõ trong đoạn thơ này, với sức người nhỏ hẹp, nhưng với mong muốn chinh phục cả thiên nhiên thể hiện khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ, tác giả đang thể hiện sự tiếc nuối của tuổi thanh xuân, thời tuổi trẻ không dài, tác giả đang tiếc vì không thắm lại, còn trời đất nhưng tuổi trẻ không còn nên tác giả đang thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nuối.

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Nỗi buồn man mác đang được tác giả thể hiện rõ nét trong đoạn thơ này những nỗi buồn, cô đơn, những hình ảnh tiếc nuối được tác giả thể hiện trong đoạn thơ làm cho tâm hồn của người thi sĩ đang mênh mang những cảm xúc buồn bởi sự chi phôi, tiễn biệt.

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Sự tiếc nuối, tuyệt vọng của tác giả thể hiện những cảm xúc buồn, tâm trạng cô đơn bởi tuổi trẻ qua đi, tiếng chim bỗng đứt tiếng reo thi, sự day dứt của tác giả thể hiện qua dòng cảm xúc: “Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa”. Đây là cảm xúc thể hiện sự tiếc nuối, mang những nuỗi buồn man mác, sự cô đơn, trước thời gian trôi, cảm xúc đó thật nghẹn ngào trong tâm hồn của tác giả.

Đoạn thơ trên đã thể hiện những cảm xúc của tình yêu tuổi trẻ, ngay trong chính nhan đề tác giả đã đặt là vội vàng, bởi tác giả mong muốn khao khát sống vì tuổi trẻ, khao khát cống hiến vì tình yêu tuổi trẻ, những nỗi đau đó thể hiện những cảm xúc sự cô đơn, tiếc nuối những thứ đã qua đi.

Bài thơ trên tác giả đã thể hiện những khao khát của tình yêu tuổi trẻ. Nhưng mong muốn trinh phục thiên nhiên để lưu giữ thời gian tuổi trẻ, những cảm xúc đó thật chân thành, da diết mang đậm cảm xúc của người thi sĩ.

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *