Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng trong đó bài thơ Từ Ấy là một trong những bài thơ để lại tiếng vang lớn cho cuộc đời, sự nghiệp của ông.
Mở đầu bài thơ tác giả đã nói lên những ý tưởng cách mạng chân lý cách mạng, ngày tác giả bừng lên những tia hy vọng khi lý tưởng cách mạng bắt đầu bừng lên:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Những ánh sáng chân lý cách mạng, mặt trời chân lý là những lý tưởng cách mạng cao đẹp, tác giả đã thể hiện ra những khoảng khắc đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời khi bắt gặp được lý tưởng chân lý, lý tưởng đó đang dần soi sáng con đường cách mạng đối với nhà thơ. Mặt trời chân lý, những con đường, lý tưởng đang dần mở ra những tia hy vọng lớn lao, bừng cháy làm cho tâm hồn của những người chiến sĩ mở ra những tia sáng, hy vọng, bừng lên niềm tin cách mạng mới.Ngay trong khổ thơ này tác giả đã nói lên sự vui mừng của mình khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, tâm hồn mở ra những hương vị cuộc sống, rộn ràng tiếng chim ca.
Con đường cách mạng của tác giả đang dần mở ra với những niềm hy vọng mới, bắt với lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ, làm cho tâm hồn người chiến sĩ đang trải lòng với mọi người, buộc lòng với mọi người, làm cho tâm hồn thêm vui tươi vui nhộn:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng muốn san sẻ với tất cả mọi người xung quanh, tâm hồn như thêm niềm rộng mở với mọi người, trải lòng thêm những tia sáng mới để san sẻ với tất cả những con người trong xã hội, buộc lòng với con người mới, trải lòng và đồng cảm với những người nghèo khổ, để tiếp thêm sức mạnh để vững bước trên cuộc đời.
Bắt gặp được lý tưởng cách mạng, tác giả có ý nguyện muốn gắn bó với cuộc đời muốn trải lòng với mọi người xung quanh. Cái riêng hòa vào cái chung của xã hội, buộc lòng mình với mọi người thể hiện sự gắn bó da diết của cộng đồng người. Những tình cảm gắn bó được thể hiện sâu sắc với tâm hồn người chiến sĩ, muốn trang trải với tình cảm trăm năm và sự đồng cảm với hoàn cảnh của con người.
Sự đoàn kết cũng được tác giả thể hiện sâu sắc qua hình ảnh tạo thêm sức mạnh cho cộng đồng dân tộc vì mục tiêu chung, tạo nên niềm vui, sức mạnh với trái tim có nhiều giao cảm mạnh mẽ và trách nhiệm với dân tộc:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Tác giả còn hòa mình vào không gian của cuộc sống, từ những từ rất gần gữi và thể hiện mối quan hệ gắn bó, là con của vạn nhà, làm em của vạn kiếp, là anh của vạn đầu em nhỏ…nhà thơ đang thể hiện sự thân thiết tình cảm gần gữi của một gia đình. Nhưng đây có lẽ là trách nhiệm to lớn đối với dân tộc, hòa mình vào niềm vui sướng cùng với dân tộc, tác giả hướng đến cái chung, đến những lý tưởng cap đẹp, hướng đến niềm vui chung của đất nước. Những khao khát mong muốn hòa chung vào cộng đồng dân tộc, thể hiện ý tưởng cách mạng, thể hiện lý tưởng cao đẹp giữa cuộc sống rộng lớn, dân tộc phải chịu những khó khăn, có nhiều người còn khổ cực. Khi bừng sáng lên ý tưởng cách mạng, trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng lên, tác giả thể hiện khao khát, ước vọng, khao khát với đất nước cách mạng Việt Nam, với toàn bộ dân tộc.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc, ông thể hiện ý tưởng cách mạng trong bài với những khao khát, mặt trời chân lý bừng cháy trong lý tưởng chung của đất nước, với những khao khát chân lý, với niềm tin và sự nghiệp chung của đất nước.