Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đề bài: Em hãy phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài làm

Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không nhắc nhớ lòng mình nên một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của mảnh đất Huế. Bởi vậy mà, mà sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho tất cả nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc về sông Hương phải kể đến chính là tùy bút “ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc của lịch sư văn hóa,…

Trước hết, con sông Hương là “bản trường ca của rừng già”. Sông Hương như gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên vẫn còn vang vọng tự ngàn xưa: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài gợi dậy cái dư vang của trường ca. “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Đây có thể cho là một liên tưởng thú vị độc đáo và đầy lôi cuốn của tác giả. Bằng việc ví von táo bạo sông Hương với cô gái Digan, tác giả như đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng thật mạnh mẽ. Sông Hương hiện lên như một con người có cá tính riêng hông bị hòa lẫn, có tâm hồn với vẻ đẹp hoang dại đầy tình tứ. Khi đi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cách gọi tên của sông Hương này này giúp người đọc có thêm một cách nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ đong đầy chất thơ. Sông Hương đã tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng xứ sở.

Nhà văn tiếp tục hình dung sông Hương như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ lúc này, thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu truyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Thủy trình của sông Hương được đặc tả với sức sống mới, vóc dáng hoàn toàn mới. Dòng sông Hương như chuyển dòng một cách kiên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột uốn mình qua những đường cong thật mềm. Hành trình khá gian truân, vượt qua nhiều thử thách: “từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, sông Hương chuyển hướng sang phíaTây Bắc, rồi vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Những câu văn miêu tả dòng chảy địa lý tự nhiên của dòng sông, biến dòng chảy ấy trở thành một hành trình của người con gái đẹp duyên dáng.

Khi đi vào giữa lòng thành phố Huế, con sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc”. “Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình”. Sông Hương phẳng lặng đã khiến cho cảnh vật phố Huế trở nên mộng mị, ảo diệu, nhẹ nhàng. Sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Sông Hương như một giai điệu chậm rãi khiến cho mọi cảnh vật, mọi thứ xô bồ như một phút lặng. Sông Hương còn được ví với “tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường như đã gợi đến một nét đẹp văn hóa của Huế gắn với dòng sông thơ mộng: nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc phải được biểu diễn trên sông vào đêm khuya mới cảm nhận hết được vẻ đẹp âm nhạc và màu săc văn hóa đặc trưng ở nơi đây.

Khi rời khỏi thành phố, sông Hương như một “người tình thủy chung”. Khúc ngoặt về hướng Đông của dòng sông Hương trong con mắt của người nghệ sĩ chính là biểu hiện của nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo. Nhà văn như đã hình dung sông Hương là nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng để nói lời thề trước lúc đi xa.

Dòng sông Hương là dòng sông của lịch sử, của thi ca. Trong quá khứ lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca, ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Từ dòng sông biên thùy của các vua Hùng, đến bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt thời trung đại. Thế kỉ mười tám nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bị tráng của thế kỉ mười chín với máu của các cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám của những chiến công rung chuyển. Không chỉ lịch sử mà còn là thi ca. Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình. Nó luôn mang vẻ đẹp mới. Nó có khẳ năng khơi nguồn cảm hứng mới cho các nhà văn nghệ sĩ. Một cảm hứng vô tận, nhiều sắc màu.

Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    Xem thêm:  Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài chi tiết đầy đủ

    Hi vọng bài văn mẫu trên sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích, chúc các bạn và các em ôn tập tốt!

    Check Also

    anh con gai hoc sinh 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

    Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

    Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *