Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

+ Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn ưu điềm xã phong hòa, huyện phong điền tỉnh thừa thiên – Huế. Thơ ông kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.

+ Tác phẩm: trích trong trường ca mặt đường khát vọng.

2. Thân bài:

* Thể hiện qua không gian địa lí:

– danh lam thắng cảnh là hóa thân của nhân dân. Hóa thân đó để lại biểu hiện cho một nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

– hóa thân người vợ nhớ chồng

– hồn trống mái

– núi vọng phu

– ao đầm

– đất tổ Hùng Vương

– dòng sông xanh thẳm

– núi bút non nghiên

+ động từ góp được xử dụng bình dị, vừa nhỏ nhưng rất đỗi thiêng liêng

– Cả những không gian bình dị thân thuộc cũng là sự hóa thân của nhân dân.

+ Ông đốc

+ ông trang

+ bà đen

+ Bà Điểm

– dáng hìnhn

– ao ước

– lối sống

* Bình diện lịch sử

– nhìn vào 4 nghìn năm văn hiến lịch sử ta nhận thấy

+ thời địa nào nhân dân cũng là những người đóng góp lớn nhất

+ năm tháng nào -> mọi thời điểm

+ người người lớp lớp -> đông đảo quần chúng

– đóng góp: cần cù, đấu tranh

– đặc biệt nhấn mạnh công lao người vô danh:

+ truyền, gánh, đánh đập => công lao to lớn trên mọi phương diện.

* Nghệ thuật:

– ngôn ngữ hấp dẫn

–  chất liệu văn hóa dân gian thể hiện nhuần nhị, sáng tạo.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ bản thân.

phan tich bai tho dat nuoc - Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước

Bài làm tham khảo

Tôi không thể quên những vần thơ, câu ca dao quen thuộc từ những ngày xa xưa ấy, cũng như mạch nguồn dân ca thổi hồn vào trong mỗi khúc hát mẹ ru tự ngày, từng những gì thân thiết nhất. Ca dao dân ca vốn thoát thai từ nông dân, là tiếng nói sau lũy tre làng thấm thía, ngọt ngào, như sách gối đầu biết bao thế hệ. Học được điều này mỗi nhà thơ, nhà văn đều mang vào trong thơ mình, cùng tài năng sáng tạo vượt bậc làm nên những trang thơ thấm thía, ngọt ngào không kém phần sâu sắc. Nhắc đến đây ta không thể không nhớ tới những vần thơ trong trích đoạn thơ Đất nước thuộc trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã thổi hồn vào lời thơ như thổi vào đó sức sống, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước, thương nòi. Và nổi bật lên ở đó chính là những khổ thơ thuộc về tư tưởng đất nước của nhân dân mà khiến tôi nhớ mãi.

Xem thêm:  Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng – Tác giả của bài thơ Tây Tiến

Nếu như ta được học lịch sử, địa lí, được biết đất nước được làm nên từ rất lâu, con người vốn được hình thành nên từ loài vượn cổ tiến hóa dần dần hàng bao nhiêu thế kỉ. Những kiến thức ấy chỉ mới cho ta những hiểu biết nhất định về văn hóa xã hội, mang một hơi thở, một phong cách, một cách nói và lí giải rất riêng vào những câu thơ của mình, chính là cách thể hiện lí giải và nói rõ về tư tưởng đất nước của nhân dân. Cũng giải thích về việc hình thành, phát triển đất nước đấy, nhưng lại gắn với nhân dân, coi dân là gốc.

Nguyễn Khoa Điềm nói rõ về điều này qua những vần thơ thể hiện nó dưới góc độ địa lí, lịch sử, trên hai bình diện song song và tương hỗ này đã mang tới cho bạn đọc nhiều suy nghĩ sâu sa và thấm thía.

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi vọng phu

Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn trống mái

những bóng hình đã hóa núi sông ta

Chỉ bằng những gì giản dị nhất, sự tích núi vọng phu, những hòn trống mái danh lam thắng cảnh. Qua con mắt của Nguyễn Khoa Điềm, tất cả những tinh túy, những gì đẹp đẽ và văn hóa nhất, hóa ra đều được hóa thân, đều được làm nên từ bàn tay, khối óc, tinh thần trí tuệ tài hoa của nhân dân lao động. Chính họ đã hóa thân vào từng hình ảnh cuộc sống, mang lại hơi thở, mang lại cuộc sống cho mỗi chúng ta tự xa xưa cho tới giờ. Sự tích thánh gióng gắn với những ao đầm, được ví như gót ngựa của Tháng Gióng đi qua còn để lại dấu tích cho tới ngày nay. Những con voi như biểu tượng của sức mạnh, của thiên nhiên và con người, mang lại vẻ đẹp cho đất tổ, góp mình tạo nên thắng cảnh cho quê hương. Sự tích cây bút thần, hay Lạc Long quân và Âu Cơ, những con cóc, con gà, như những thắng cảnh của Hạ Long, hay những người dân đã góp công khai phá và xây dựng cuộc sống được đặt theo chính tên của họ. Vì thế mà nơi nào “chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” hơn bốn nghìn năm, với bàn tay, khối óc, sự sáng tạo, con người Việt Nam đã hóa thân vào chính cuộc sống của mình, như một sự nhắc nhở ngầm của Nguyễn Khoa Điềm về công lao của nguồn cội, để mỗi chúng ta luôn ghi nhớ, khắc ghi, đền ơn, đáp nghĩa quê hương, sống có trách nhiệm, sống có văn hóa và luôn tôn trọng quê hương xứ xở mình. Và hơn hết, dưới bình diện về lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã gửi tới chúng ta những gì đẹp đẽ nhất.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “Văn hóa cảm ơn”- Văn lớp 12

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm đất nước

để đất nước này là đất nước của nhân dân

Nhìn rất xa vào bốn nghìn năm văn hiến, năm tháng nào ta cũng nhận thấy có những lớp lớp thế hệ nối tiếp nhau, không ai không làm lụng, không góp công sức xây dựng và phát triển quê hương mình. Từ ngàn đời nay, đó như là truyền thống quý báu, thiêng liêng, đáng tự hào biết mấy, cụm từ “năm tháng nào” thể hiện không phân biệt thời gian, “người người lớp lớp” như thể rất đông đảo quần chúng, “đóng góp” chính là sự làm lụng, cần cù, đấu tranh đặc biệt những người vô danh, họ đã góp công, góp sức, cùng nhau gây dựng xã hội thịnh vượng, văn minh như ngày nay. Hiện nay, thời bình, ta phải tự dặn lòng ghi nhớ công ơn của họ, sống có trách nhiệm, biết đặt lợi ích quốc gia, tổ quốc lên trên lợi ích của mình. Họ “truyền lửa” như truyền cho thế hệ sau những tinh thần quý báu, những nỗ lực, hăng say, những tâm huyết mà họ đã nung nấu đã sáng tạo, đã tự mình khai phá có được họ “gánh” họ “đánh đập” như là những công việc lao động thường ngày, liên tục làm việc không mệt mỏi, và nhờ thế cuộc sống luôn phát triển, con người luôn vượt qua những phong ba thử thách, chiến tranh đói kém, nhờ nghị lực phi thường mà đứng lên cho đến tận ngày nay không bao giờ có khái niệm lùi bước.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Nói tóm lại, bằng cách nhìn mới mẻ, với nghệ thuật sử dụng sáng tạo cách hình ảnh, ngôn ngữ, cách nói dân gian, cùng với việc vận dụng ngôn ngữ một cách hấp dẫn, linh hoạt, lời thơ sinh động. Đã khiến cho khổ thơ trở nên ấn tượng, sâu sắc, để lại cho bạn đọc những ấn tượng khó phai mờ.

Cảm ơn Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng, cho bạn đọc những lời thơ quý báu. Để mãi mãi nhắc nhở mọi thế hệ muôn đời về công lao đóng góp to lớn của những người đi trước, qua đó khơi dậy tình yêu nước, gắn bó đoàn kết trong thế hệ trẻ ngày nay và mãi sau này.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *