Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Đề bài: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Bài làm

Truyện ngắn đặc sắc “Hai đứa trẻ” được đánh giá chính là tác phẩm xuất sắc và têu biểu cho văn phong của tác giả Thạch Lam. Có thể nhận thấy được truyện ngắn dường như cũng đã lại gây ấn tượng cho người đọc bởi văn phong nhẹ nhàng, giàu tình người tình đời. Không thể phủ nhận được được ấn khó quên trong lòng người đọc về thiên truyện ngắn “Hai đứa trẻ” này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ, trong đó nhân vật Liên là nhân vật đã được nhà văn Thạch Lam đi sâu, tập trung khắc họa nhiều nhất trong tác phẩm.

Trong tác phẩm thì cô bé Liên cũng được đánh giá chính là cô bé mới tám tuổi, cái tuổi mà ở lứa tuổi này thì vẫn vô cùng hồn nhiên và vô lo. Thế nhưng Thạch Lam như đã già hóa nhân vật của mình mà xây dựng nhân vật Liên mới có tám tuổi mà cô cũng đã phải lo lắng biết bao nhiêu chuyện. Thực sự đọc truyện ngắn người ta không nghĩ Liên là một nhân vật bé thơ mà lại có được những suy nghĩ, những nỗi buồn già hóa. Tuổi thơ của em dường như cứ ngập tràn trong nỗi buồn của sự tàn tạ, ngập trong một sự héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối và cũng cứ đầy bế tắc không lối thoát bởi một vòng luẩn quẩn. Có thể nhận thấy được đối với tâm hồn thơ bé ấy thì duy chỉ có đoàn tàu đêm từ Hà nội về mà chạy ngang qua phố huyện này thì đó cũng mới chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau. Khi bố của Liên mất việc và đặt dấu chấm hết và ngắt quãng nhưng không biết điểm nối cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Hình ảnh của con phố nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương nơi mà đã đón chị em Liên về là một nơi đói nghèo trong rơm rạ. Nơi phố huyện nghèo này như có những kiếp người bé nhỏ, lay lắt đến ngày càng lụi tàn đi. Gia đình của cô bé Liên dường không khá giả gì cả, chị em Liên cũng phải trông coi gian hàng tạp hóa nhỏ xíu xiu bày bán những đồ lặt vặt mà cũng chẳng bán được là bao nhiêu.

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Nhà văn Thạch Lam cũng đã xây dựng lên nhân vật bé Liên chính là một cô bé luôn luôn giàu lòng trắc ẩn và lại còn nhạy cảm nữa chứ. Đứng trước cảnh phố huyện nghèo cô cũng cảm thấy thương lắm, và cô bé Liên như cũng chứng kiến được những biến thiên của cuộc đời cho nên cô cũng có được những suy nghĩ già hóa hơn với những đứa trẻ. Thực tế cho thấy được rằng chính tâm trạng của Liên cũng diễn tiến theo thời gian nơi phố huyện, đó chính là từ chiều hôm cho đến khi đoàn tàu ngang qua phố huyện. Người đọc cũng dễ dàng có thể nhận thấy được truyện mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu buồn và dường như cứ vang vọng lại đâu đây khiến cho tâm trạng mỗi người càng buồn hơn.

Tác phẩm mở đầu bằng một buổi chiều và đây cũng chính là thời khắc mở ra thế giới tâm trạng của Liên. Đó cũng chính là trong đôi mắt của Liên lúc này đây cũng lại ngập tràn bóng tối. Liên lúc đó cũng không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn vậy. Khi mà bóng tối bao trùm lên phố huyện thì chính ngoại cảnh tác động khiến cho dòng suy nghĩ, tâm trạng của Liên được trào dâng ra. Nhìn cảnh chợ tiêu điều mà Liên cũng đã lại động lòng thương những mảnh đời cơ cực, đó là hình ảnh của những đứa trẻ quê nghèo cứ lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hoặc những gì mà còn sót lại của mấy người bán hàng.

Nhà văn Thạch Lam đã khắc họa lên được một nhân vật Liên chất chứa trong mình biết bao nhiêu nghĩ suy, thực sự chính trong cảm nhận của Liên, bóng tối thật ghê ghớm biết bao bởi bóng đêm đen là sự hiện thân của cảnh tù túng và vô cùng ngọt ngạt. Đó chính lại là một sự tắc không lối thoát, bóng tối còn là hiện thân của sự đói nghèo, lam lũ. Đồng thời cũng chính là một hình ảnh đất nước ta trước năm 1945 đầy nước mắt với bao cơ cực nữa.

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tống biệt hành’ của Thâm Tâm

Tác giả Thạch Lam thật khéo léo khi ông cũng đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm. Bóng tối thật ghê sợ bởi nó có thể nuốt chửng được tất cả phố huyện và ánh sáng lại như chỉ là những hột sáng, vầng sáng nhỏ mà thôi. Thông qua sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối như cũng đã nói lên được cảnh nghèo khó của phố huyện nghèo này rồi. Hình ảnh con người nơi phố huyện hiện lên mà cũng đầy thương cảm. Nhân vật Liên cũng đã dành những tình cảm thân thương nhất đến với những người có thân phận như bếp bênh nơi phố huyện này. Nào là chị Tý, bác Xẩm, bác Siêu và cả bà cụ Thi điên,… ngần ấy con người cứ sống vật vờ và lay lắt trong phố huyện nghèo khó và tù túng.

Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người

Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.

Thoát ra khỏi phố huyện nghèo đầy bóng đêm đó thì đoàn tàu từ Hà Nội về đã thực sự đó cũng chính là ước mơ và khát vọng của người dân phố huyện nghèo khó này. Bởi đoàn tàu như mang được một thế giới khác, một thế giới mang được ánh sáng và âm thanh huyên náo khác hẳn với nơi phố huyện nghèo khó, tăm tối và tĩnh mịch này. Hai chị em Liên cũng cố gắng thức để có thể cảm nhận được một thế giới khác, họ thức đợi tàu mà hư thể đang cũng cố gắng thao thức, đợi chờ như thể đợi chờ một phép màu sẽ đến với họ với những người dân phố huyện này. Với Liên thì đoàn tàu đi qua đủ làm cho cô bé thêm ánh lên niềm vui sướng dù chỉ là trong chốc lát mà thôi. Cho nên dù có buồn ngủ tới đâu đi chăng nữa thì Liên cũng luôn cố gắng thức để đợi đoàn tàu đến. Hình ảnh đoàn tàu như cũng đã trở thành một hình ảnh vô cùng ấm áp, tươi sáng khẽ lay động tâm hồn nhân vật Liên.

Hình ảnh đoàn tàu đến thực sự thì đây cũng chính là phút giây hạnh phúc nhất là lúc mà Liên và An. Hai đứa trẻ này dường như cũng lại quên hết thảy những nỗi buồn hiện tại và quên hẳn đi cái nghèo đói lam lũ nơi phố huyện mà chỉ còn thế giới ánh sáng, thế giới của âm thanh của chuyến tàu. Để rồi đoàn tàu đi thì khiến cho Liên và An cứ đứng lặng người trong bóng tối cho dù là chuyến tàu đã đi xa và nó chỉ để lại những đốm nhỏ mà thôi. Chính sự nuối tiếc của họ dường như đã phơi bày tất cả một cuộc sống nghèo nàn, bế tắc và luôn mong muốn có được một thế giới đẹp hơn, tươi sáng hơn. Thông qua đây nhà văn Thạch Lam dường như cũng đã lại thể hiện được sự trân trọng nâng niu những ước mơ nhỏ bé của những con người phố huyện mà điển hình là hai đứa trẻ – thế hệ tương lai của đất nước. Tiếp đến thì nhân vật Liên cũng đi vào giấc ngủ, một giấc ngủ chập chờn mà trong em cũng lại cứ thấp thoáng được hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý. Đây chính là một hình ảnh đầy sự ám ảnh về cuộc sống bế tắc, tù đọng không lối thoát của những con người phố huyện

Xem thêm:  Soạn văn bài: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam giống như một bài thơ trữ tình buồn man mác và cũng đã mang đến cho người đọc sự đồng cảm sâu sắc về chính những thân phận cuộc đời trong xã hội cũ. Thông qua nhân vật Liên nhà văn Thạch Lam đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp. Đồng thời giúp cho người đọc chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế kỷ bạo tàn khi sống dưới ách đô hộ của bọn thực dân và đế quốc.

Minh Nguyệt

Từ khóa từ Google:

  • phân tích nhân vật liên

Check Also

anh hot girl hoc sinh cap 3 om nhau 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *