Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Hướng dẫn
+ Khổ thơ thứ hai xuất hiện thêm nhiều chi tiết trong bức tranh "Tràng giang": cồn nhỏ, gió, làng xa, chợ chiều, bến sông, nắng, trời,… Tưởng với từng ấy chi tiết, bức tranh sẽ có thêm sức sống nhưng trái lại tất cả chi càng làm cho cảnh vốn mênh mang, hiu quạnh càng thêm hiu quạnh, mênh mang. Không gian hoàn toàn im ắng, vắng lặng đến tê rợn.
+ Cồn thì nhỏ. Cây cỏ lơ thơ, đìu hiu trong gió càng tô thêm vẻ hoang vắng, tiêu sơ. Làng thì xa, chợ thì vãn, không một chút động tĩnh khiến bến sông trở nên "cô liêu" giữa "sông dài, trời rộng". Đã thế, ánh nắng chiều với những tia dài nhuộm màu hoàng hôn như đẩy cả bầu trời lên cao hơn tạo nên một không gian vừa rộng, vừa dài, vừa cao, vừa sâu đến rợn ngợp. Nhà thơ dường như đang cố lắng nghe tiếng của sự sống nhưng chi nghe thấy tiếng dội hoang vắng của cõi lòng. "Đâu" là đâu rồi? ở đâu? không có, không còn nữa. Không gian rơi vào câm lặng, một sự câm lặng đến khủng khiếp khiến con người có cảm giác bị bỏ quên giữa nơi hoang vắng, lạnh lẽo.
+ Đọc hai câu sau, người ta như bắt gặp không khí thơ cổ điển qua hình thức đăng đối, đối trong từng càu và đối giữa hai câu:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dùi, trời rộng, hến cô liêu.
Câu trên là sự vô biên được mở theo chiều cao, chiều sâu. Câu dưới là sự vô cùng được mở theo chiều dài, chiều rộng. Cả bốn chiều không gian giãn nở đến vô cùng, vô tận. Hai động từ "xuống", "lên" đem lại cảm giác chuyển động rất rõ rệt. Nắng càng xuyên xuống, trời càng được nâng lên. Sự chuyển động được hoàn tất bởi cụm từ "sâu chót vót". "Chót vót" là từ láy dành độc quyền chỉ chiều cao. Huy Cận đã dùng để chỉ chiều sâu. Có người cho là vô lí nên đã chữa lại là "sầu chót vót". Tiếc rằng, "sâu chót vót" mới là sự xuất thần của hồn thơ. Đây không phải là sự "lạ hóa" của ngôn từ mà là sự "lạ hóa" của cái nhìn do cảm giác đưa lại. Không phải nhà thơ đứng dưới mặt đất nhìn lên trời, cũng không phải nhà thơ đứng trên đỉnh trời nhìn xuống đất mà thi nhân như đang đứng trơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm để nhìn xuyên vào lòng trời, ruột đất. Cảm giác này thường xuất hiện trong Lửa thiêng. Chính vì thế mà Xuân Diệu trong lời tựa cho tập thơ đã viết: "Cảm giác trỗi nhất của ta là một cảm giác không gian… Ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát".
Câu sau còn mở ra cái tít tắp, bát ngát. Sông dài ra trời rộng thêm, cộng hưởng với cái cao, cái sâu gợi ra cả một thế giới quạnh hiu cơ hồ tuyệt đối hoang vắng và trong cái không gian hoang vắng ấy, bên sông trở nên bé nhỏ, đơn côi đến tội nghiệp, cô quạnh, giá buốt đến rùng mình. "Bến cô liêu" chính là cái tôi mang nồi "sầu vạn kỉ" của Huy Cận.
Nguồn: Vietvanhoctro.com