Đề bài: Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà
Nhà văn Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước có tinh thần tự hào dân tộc, là người có ý thức cá nhân cao, cá tính độc đáo, lối sống tự do, phóng túng, ham hiểu biết, thích khám phá cái mới, cái đẹp, cái lạ. Là người quý trọng thực sự nghề nghiệp của mình, là người rất mực tài hoa, uyên bác. Tất cả những đặc điểm đó trong con người Nguyễn Tuân đã hội tụ để làm nên vẻ đẹp của ông, đặc biệt thể hiện ở tùy bút sông Đà. Ở tùy bút, nhà văn chú trọng xây dựng hình tượng người lái đò sông Đà.
Nhà văn tô đậm hình ảnh con sông Đà hung bạo, con sông Đà nhìn ra diện mạo và tâm địa kẻ thù số 1 của con người là để nhằm đề cao ông lái đò tài ba. Sông Đà đúng như lời đề từ nhà văn đã nói: " Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu ", không chỉ là duy nhất dòng chảy ngược Bắc mà còn là con sông có điểm độc đáo riêng: dữ dội, hung bạo. Nhà văn Nguyễn Tuân với sự am hiểu sâu sắc về thượng nguồn sông Đà cùng với ngôn từ, cách diễn đạt có sức gợi lớn giúp cho người đọc mở rộng hiểu biết về một con sông quê hương biết mấy tự hào. Nhà văn còn tô đậm tài hoa của những con người vô danh, ngày ngày chiến đấu với cái dữ dội, sức mạnh của con sông hung thần tức là nhà văn làm hiện lên vẻ đẹp của những con người làm chủ thiên nhiên man dại.
Đối với nhà văn những hoạt động bình dị của những người lao động vô danh trong cuộc sống đời thường như giã dò, lái đò. Hoạt động giã dò, công việc chèo đò đều là một thứ nghệ thuật, đối với Nguyễn Tuân đó là cả một nghệ thuật cao cường. Cho nên người lái đò sông Đà cũng chính là một nhân vật bình dị, vô danh với cuộc đời lao động đời thường nhưng trong cái nhìn của nhà văn đó là cái tài hoa nghệ sĩ.
Ông lái đò là người có trí nhớ tuyệt vời: Nhà văn đặc biệt ngợi ca trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò:" Sông Đà đối với ông lái đò giống như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những chỗ xuống dòng ". Ông còn nắm vững quy luật của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.
Nếu như sông Đà lắm mưu nhiều kế, bày thạch trận trên sông, lúc nào cũng sẵn sàng ăn tươi nuốt sống bất cứ người lái đò nào qua nó. Nếu như sông Đà với diện mạo và tâm địa kẻ thù số một của con người với xoáy nước hiểm trở, sóng thác hung dữ, đá giống như những tướng dữ quân tợn thì ông lái đò nhỏ bé nhưng luôn tỉnh táo, bình tĩnh, tự tin, hiên ngang như một viên tướng trí dũng song toàn. Ông lái đò quả thực xứng đáng với danh hiệu anh hùng trên mặt trận sông nước. Trong cái nhìn của mọi người, lái đò là một công việc hết sức bình thường của tất cả những người dân sông nước, tuy nhiên với Nguyễn Tuân, công việc lái đò không hề đơn giản bởi vì đó thực sự là một cuộc vật lộn với thác ghềnh, với sóng nước, là một cuộc chiến đấu quyết liệt với thiên nhiên hiểm trở để giành lại sự sống về tay mình. Đó thực sự là một cuộc vật lộn sinh tồn chỉ lỡ tay, lỡ mắt là mất mạng ngay. Nhà văn tô đậm sự khắc nghiệt, dữ dội của sông Đà là để làm nổi bật sự vất vả, hiểm nguy của người lái đò sông Đà. Nhà văn có khẳng định: " Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay, luôn mắt, luôn chân, luôn cả tim nữa ". Đúng là không chỉ vất vả mà tính mạng lúc nào cũng như "ngàn cân treo sợi tóc", hiểm nguy có thể đến bất cứ lúc nào, đau đớn cả về thể xác là không tránh khỏi: Sóng thác đã đánh đến cả miếng đòn hiểm độc nhất cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy…khiến ông lái đò nổ đom đóm mắt, mặt méo bệch đi.
Tuy nhiên, ông lái đò đã mấy chục lần chèo thuyền trên thác sông Đà mà mà vẫn sáng, thân hình vẫn gọn quánh như chất sừng, chất mun, vẫn dám thi với tất cả những tay lái đò tài ba ở khắp vùng.
Ông lái đò hiện lên là một người bình tĩnh: Nhà văn đã đem hy tài năng, ngôn từ của mình huy động sức gợi của nó, nhà văn còn sử dụng kết hợp quan sát, miêu tả, so sánh, tưởng tượng, liên tưởng để giúp cy người đọc hình dung hết được thượng nguồn sông Đà hiểm trở, dữ dội và cũng đem đến cho người đọc cảm giác rùng mình, hãi hùng, dựng tóc gáy, lấy gân gồng mình lên để cùng chèo con đò vượt qua dòng thác nhưng đối với ông lái đò thì nhà văn miêu tả ông ở tư thế thật bình tĩnh, thật chủ động. Ông đò không chỉ có trí nhớ tuyệt vời mà ông còn linh hoạt trong việc xử trí những bất ngờ trong quá trình chèo đò. Ví dụ khi bị thương ông nén vết thương, hai chân vẫn kéo chặt cuống lái, vẫn tỉnh táo, ung dung, vững tay chèo.
Nhà văn còn miêu tả ông lái đò là một người dày dặn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác. Ông lái đò không chỉ thông thạo các quy luật của thần sông, thần đá, ông còn rất dũng cảm, mỗi cử chỉ, mỗi động tác đều rất điêu luyện, chính xác, thật khéo léo. Ông đã phá cả ba vòng vây của sóng thác sông Đà:
Ở vòng vây thứ nhất: sóng nước như quân liều mạng khi thì chúng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm, có lúc chúng lại hò la vang dậy, phóng thẳng vào mình, có lúc chúng đội cả thuyền lên nhưng ông vẫn giữ chắc mái chèo để khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa có những lúc dù bị thương, ông vẫn tỉnh táo. Ông xác định cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Ông hiểu sông Đà như hiểu lòng bàn tay mình cho nên chỗ ông nắm chặt bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái để đúng luồng mà phóng nhanh vào cửa sinh rồi lái miết một đường chéo về cửa đá ấy. Sau mỗi một vòng vây không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá tiếp luôn các vòng vây kế tiếp.
Ở vòng vây thứ hai dù ông đã đi trúng luồng sinh,thì bốn năm bọn thủy quân ải nước vẫn xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử, ông đò nhớ mặt bọn này và rất điềm tĩnh, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Ông đò tránh hết được cửa tử để đi vào cửa sinh, tránh hết luồng chết để đi vào luồng sống, thuyền ông giống như một mũi tên tre mà xuyên qua hơi nước, tự động lái được, lượn được. Như vậy có lúc ông đò phải gồng mình lên, lấy hết sức, thậm chí hoa mắt, thốt tim nhưng ông luôn bình tĩnh, tự tin, làm chủ thế trận. Ông đò đúng là một con người thông minh, khéo léo, dũng cảm, táo bạo, dày dặn kinh nghiệm vượt thác chèo đò. Ông đò không chỉ dày dặn kinh nghiệm, trí nhớ tuyệt vời mà còn hiện lên với tư thế một anh hùng trên mặt trận sông nước. Trong cái nhìn của nhà văn, trong cảm nhận của người y, người nghe, lái đò là cả một nghệ thuật cao cường đúng là " tay lái ra hoa ". Với ông lái đò đây là công việc hết sức bình thường bởi vì sau khi vượt qua sóng thác hung bạo thì nhà đò không thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn, họ bàn về cá dầu xanh, cá oanh vũ.
Trong cái nhìn của nhà văn Nguyễn Tuân, con người được ví với khối vàng mười quý giá. Ông lái đò lại là người lao động nghèo khổ cống hiến âm thầm, giản dị, vô danh.Ông lái đò là một trong những con người vô danh đại diện cho sức mạnh của con người. Đoạn trích nói riêng, tùy bút nói chung là khúc hùng ca ca ngợi con người. ca ngợi ý chí lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi sức mạnh của sông nước trước sức mạnh của thiên nhiên man dại. Đó chính là chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc nói riêng và những con người lao động nói chung.
Nguồn: Bài văn hay