Phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” và nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng

Đề bài: phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” và nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút xuất sắc giai đoạn 1939-1945, một nhà văn lớn, đóng góp của ông được mọi người chú ý tới là thể loại phóng sự và thành công nhất ở lĩnh vực tiểu thuyết, trong năm 1936 ông hoàn thành 3 tiểu thuyết lớn đó là: “vỡ đê”, “giông tố” và kiệt tác “số đỏ”. Là một nhà văn trường đoạn trong đời nhưng lại trường kỉ trong nghệ thuật. “Số đỏ” là kiệt tác lớn của văn học đương thời, là cuốn tiểu thuyết giống như một màn đại hài kịch, mỗi chương như một trích đoạn của một vở kịch, điển hình là chương “hạnh phúc của một tang gia” ta thấy được nội dung cơ bản và thành công mà Vũ Trọng Phụng xây dựng.

Trào phúng đó là những mâu thuẫn diễn ra trong một nơi, một gia đình nào đó, mà kết thúc truyện là tiếng cười, đó có thể là mâu thuẫn giữa vẻ bên ngoài và bên trong, và thủ pháp nghệ thuật được các nhà văn sử dụng đó là cường điệu và phóng đại làm nổi bật đối tượng mâu thuẫn, nhân vật mâu thuẫn trở nên đáng cười hợn.

Nghệ thuật trào phú được thể hiện ngay ở nhan đề của tác phẩm “hạnh phúc của một tang gia”, mâu thuẫn xung suốt toàn bộ tác phẩm này đó là tang gia nhưng lại hạnh phúc. Thông thường, thì chúng ta đều biết rằng, một gia đình có tang, chuyện đau thương, chuyện buồn như thế, nhưng ở đây lại là một gia đình có tang lại đem đến niềm hạnh phúc cho mọi người, hạnh phúc của mọi người đó là tang gia hay nói ngược lại là tang gia đem đến hạnh phúc cho tất cả mọi người, đây là một điều vô cùng quái dở, quái dị như vậy.

Vậy sao lại như thế? Tại sao người chết đem lại hạnh phúc cho người ngoài thì không bàn tới, nhưng ở đây lại mang tới hạnh phúc cho chính những người thân thích trong gia đình, cái chết của cụ tổ đem đến hạnh phúc chung cho mọi người và đồng thời mỗi người lại có niềm hạnh phúc riêng.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Niềm hạnh phúc chung của mọi người đó là khi cụ tổ chết đi cái di chúc mà cụ tổ viết đã lâu sẽ được thực hiện, nó mới có thể chuyển từ lý thuyết sang thực hành, khi chia tài sản thì rõ ràng ai cũng được chia tài sản, gia đình có tang đó ai cũng được chia tài sản vì thế ai cũng có niềm vui chung.

Bên cạnh niềm hạnh phúc chung đó thì mỗi người lại có cho mình niềm hạnh phúc riêng. Niềm hạnh phúc của cụ cố Hồng là được mặc áo xô gai, được chống gậy, vừa khóc vừa mếu, chống gậy mà đi để mọi người khen cụ là: “ối giời con giai của cụ tổ đã già thế kia à. Còn vợ chồng Văn Minh lăng xê ra thị trường những mốt quần áo tân thời nhất. Phán mọc sừng thì vui mừng vì được chia thêm hai 20 đồng từ phần cụ cố Hồng được hưởng bởi vì việc mọc sừng của Phán mọc sừng.

Cảnh đám tang chính là cảnh mang ý nghĩa trào phúng trong truyện, cảnh trào phúng có ngay từ khi viết cáo phó, mời phường kèn, ai nấy người nào cũng tất bật nhưng lại tưng bừng như kiểu đi báo tin vui vậy, ai cũng bận rộn, cũng bối rối nhưng đó không phải là sự bận rộn, sự bối rối trong nỗi buồn mà là niềm hạnh phúc.

Theo Vũ Trọng Phụng đây là một đám ma kiểu mẫu nhưng lại chưa đựng mâu thuẫn ở trong đấy, những mâu thuẫn mà chúng ta có thể thấy ngay được, một đám tang của cụ tổ đã trở thành đám rước, quảng cáo hơn, trong đám tang có đủ các loại vòng hoa, kèn trống, có kèn bát trống, trong đám tang đó mọi người đều cố phô ra những bộ trang phục đẹp nhất, mốt nhất của mình để được dịp khoe mé.

Nhìn qua thì có vẻ như đây là một đám tang đi trong lặng lẽ, đi trong đau buồn mà thật ra mọi người đến đám tang này đều được xem một cái đám tang mà chưa có đám nào to như thế này, vui như thế. Qua cảnh tượng đám tang của cụ Tổ này Vũ Trọng Phụng đã lột tả, lên án một xã hội thượng lưu tư sản lúc bấy giờ với vẻ bên ngoài là lớp phấn son lòe loẹt nhưng bên trong bên trong toàn sự giả dối cần phải lên án, cần phải tố cáo.

Xem thêm:  Trình bày ý kiến về câu nói Ở hiền gặp lành – Văn nghị luận lớp 11 tuyển chọn

Chưa dùng lại ở đó, Vũ Trọng Phụng lại mô tả chi tiết về đoạn cuối của chương tiểu thuyết này càng trào phúng, càng gây cười. ở cái giây phút đau buồn nhất đó là cảnh hạ huyệt của cụ tổ lại trở thành một sân khấu, một trường quay dưới tay tên đạo diễn kiêm chụp ảnh Tú Tân mà đáng nhẽ ra phải thật tự nhiên, chứ đó không phải là cái đám cưới bảo người ta làm như thế thế kia để đẹp, lão ta bắt người này đứng thế này, khóc thế kia, cúi này cúi kia để có bức hình đẹp nhất.

Nghệ thuật trào phúng được tác giả nêu rõ qua các chân dung của từng nhân vật, dù ở góc quay nào thì những con người này giống như nhân vật biếm họa, điển hình cụ cố Hồng là một người con nhưng muốn bố của mình chết, vì chỉ khi bố chết, ông mới được người ta khen là già, nghe thì có vẻ quái dở và điên khùng nhưng tác giả lại rất tài tình khi lồng ghép tất cả chi tiết vào vừa hợp lý vừa sinh, lý do đơn giản thôi vì chỉ lúc nào cụ Tổ chết đi thì ông mới có dịp thể hiện mình là một người con hiếu thảo, ông có dịp để Tổ chức 1 cái đám ma to, linh đình mà chưa đâu có để thể hiện cái tấm lòng kính yêu của mình đối với cha, bây giờ trẻ lại muốn già thì đám tang của cụ tổ mới đám ứng được nhu cầu đó của cụ cố Hồng bởi vì cụ là con trai trong đám tang cụ tổ thì cụ cố Hồng không những mặc xâu gai và có điều kiện để chống gây và như thế thì ông mới được mọi người trầm trồ khen là mình già.

Xem thêm:  Em hãy phân tích bài Đi bộ ngao du trích Ê min hay về giáo dục của Ru- xô

Bên cạnh đó có Tuyết ngây thơ thì có vẻ buồn rất lãng mạn đúng mốt nhà có tang, nhưng cô ta không phải buồn vì người đã khuất mà buồn vì mong mãi mà vẫn chưa thấy bạn trai Xuân tóc đỏ đến.

Phán mọc sừng cuãng buồn, được quay rất cận cảnh, nhìn bề ngoài thì có vẻ như ông ta cũng rất đau buồn “Phán cứ oặt người đi, hứt hứt mãi không thôi” nhưng thật ra Phán mọc sừng đã cố gắng tìm cách dựa vào Xuân tóc đỏ dúi vào tay anh ta đồng tiền 5 đồng gấp tư và đây như chính là thanh toán số tiền mà Xuân tóc đỏ đã gây ra cái chết cho cụ tổ.

Còn người hàng xóm họ đến không phải để đưa tang, mà họ tới để bình phẩm nhau, có khi là khen nhau, nhưng có lúc lại chê bai nhau. “đám tang của một tang gia” giống như một vở hài kịch, bức tranh biếm họa. Qua cảnh tượng đám tang và cách hành xử của các nhân vật trong tác phẩm cho thấy đây là một đám ma rất to, rất linh đình không thiếu thứ gì chỉ thiếu mới tình thương.

Check Also

chan dung nu sinh truon 49cc1a 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *