Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

Hướng dẫn

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo(Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm rõ bi kịch của nhân vật này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân nghèo cùng bi kịch tha hóa.

2. Thân bài

– Đoạn văn miêu tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp mặt Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời đã nhấn mạnh và làm nổi bật bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

– Chí đã trải qua những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp, hạnh phúc có, ân hận có, tuyệt vọng, bế tắc có.

+ Sự thức tỉnh của lương tri

  • Bát cháo hành cùng sự quan tâm chân thành của Thị Nở chính là nhân tố quan trọng nhất đánh thức phần lương tri đã ngủ quên trong Chí.
  • Lương tri thức tỉnh, Chí Phèo hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, Chí khát thèm lương thiện, mong muốn được trở về cuộc sống lương thiện mà Thị Nở chính là cầu nối giúp Chí làm hòa với mọi người.

+ Càng hi vọng bao nhiêu thì Chí Phèo càng đau đớn bấy nhiêu khi phải đối mặt với bi kịch bị từ chối quyền làm người.

  • Bà cô Thị Nở đã kiên quyết phản đối chuyện giữa hai người
  • Chính Thị Nở cũng vì những lời bà cô, những định kiến của xã hội mà nói những lời phũ phàng, chối từ sự chân thành của Chí.

–> Quá đau khổ, tuyệt vọng, Chí đã cất tiếng chửi, nói sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở.

+ Kết thúc chuỗi cảm xúc đầy phức tạp của Chí Phèo là sự phẫn uất và tuyệt vọng.

  • Sau khi bị Thị Nở từ chối, Chí đã về nhà uống rượu
  • Xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện.
  • Chí đã chém chết Bá Kiến và tự giết chết chính mình để chấm dứt bi kịch.
Xem thêm:  Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

3. Kết bài

Qua những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc sự sống, nhà văn Nam Cao đã tập trung làm nổi bật bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí

II. Bài tham khảo

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông trước năm 1945 xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân và người trí thức nghèo. Truyện ngắn “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân nghèo cùng bi kịch tha hóa. Chí Phèo là nhân vật trung tâm của truyện ngắn cũng là biểu tượng cho bi kịch tha hóa, bi kịch bị từ chối quyền làm người, bi kịch thứ hai này được thể hiện rõ nét thông qua những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời.

Chí Phèo là truyện ngắn kết tinh trọn vẹn tài năng và tâm huyết của nhà hiện thực tài năng bậc nhất – Nam Cao. Truyện ngắn xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của Chí Phèo, người nông dân nghèo bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính, để đến cuối đời, khi đã hoàn lương khát khao lương thiện thì Chí tiếp tục phải đối mặt với bi kịch khủng khiếp khác, đó là bi kịch từ chối quyền làm người.

Đoạn văn miêu tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp mặt Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời đã nhấn mạnh và làm nổi bật bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí. Sau buổi sáng gặp mặt Thị Nở cho đến khi Chí Phèo quyết định tự tử để chấm dứt mọi bi kịch, Chí đã trải qua những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp, hạnh phúc có, ân hận có, tuyệt vọng, bế tắc có.

Xem thêm:  Tổng hợp những bài thơ về hoa đặc sắc câu like khủng

Trước hết, đó chính là sự thức tỉnh của lương tri. Tỉnh dậy sau cơn say dài, lần đầu tiên sau bao ngày triền miên trong hơi rượu, Chí lại tỉnh táo đến vậy. Chí chợt nhận ra nơi căn lều của mình là ánh sáng rực rỡ biết bao, Chí lặng nghe được những âm thanh của cuộc sống thường nhật: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo, tiếng lao xao của những người đi chợ bán vải về. Không chỉ cảm nhận được hơi thở của sự sống mà Chí Phèo còn ý thức sâu sắc được thực trạng thê thảm của bản thân, Chí thấy mình đang ở bên kia cái dốc của cuộc đời, Chí bỗng sợ tuổi già, sự cô độc.

Bát cháo hành cùng sự quan tâm chân thành của Thị Nở chính là nhân tố quan trọng nhất đánh thức phần lương tri đã ngủ quên trong Chí. Chí trở về với những khát khao tuổi trẻ, mong muốn được làm hòa với mọi người và quay trở về với cuộc sống lương thiện.

Lương tri thức tỉnh, Chí Phèo hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, Chí khát thèm lương thiện, mong muốn được trở về cuộc sống lương thiện mà Thị Nở chính là cầu nối giúp Chí làm hòa với mọi người. Có thể thấy những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi chung sống cùng với Thị Nở là những tháng ngày ngắn ngủi nhưng hạnh phúc nhất của Chí Phèo. Khi ấy Chí được sống cuộc sống của một con người đích thực, có những ước mơ bình dị nhưng tha thiết về cuộc sống hạnh phúc cùng Thị Nở. Chí hình dung về tương lai sống với Thị Nở, ngỏ lời với Thị Nở và trông đợi khi Thị Nở về xin phép bà cô. Qua những hành động, suy nghĩ ấy ta có thể thấy Chí Phèo đã thay đổi, con người lương thiện của Chí đã thực sự thức tỉnh.

Càng hi vọng bao nhiêu thì Chí Phèo càng đau đớn bấy nhiêu khi phải đối mặt với bi kịch bị từ chối quyền làm người. Bà cô Thị Nở đã kiên quyết phản đối chuyện giữa hai người, ngay chính Thị Nở cũng vì những lời bà cô, những định kiến của xã hội mà nói những lời phũ phàng, chối từ sự chân thành của Chí. Để níu kéo hạnh phúc mong manh nhưng chẳng thể một lần chạm đến, Chí Phèo đã cố gắng níu kéo Thị Nở nhưng hành động đẩy ngã Chí của Thị đã thể hiện sự cắt đứt đầy lạnh lùng. Quá đau khổ, tuyệt vọng, Chí đã cất tiếng chửi, nói sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở.

Xem thêm:  Loạt stt thả thính trai đẹp gái xinh bá đạo và hài hước nhất

Kết thúc chuỗi cảm xúc đầy phức tạp của Chí Phèo là sự phẫn uất và tuyệt vọng. Sau khi bị Thị Nở từ chối, Chí đã về nhà uống rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh. Chí ôm mặt khóc rưng rức và cuối cùng xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Biết mình chẳng thể quay trở về cuộc sống lương thiện được nữa, không muốn tiếp tục phải làm con quỷ dữ làng Vũ Đại, Chí đã chém chết Bá Kiến và tự giết chết chính mình để chấm dứt bi kịch.

Qua những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc sự sống, nhà văn Nam Cao đã tập trung làm nổi bật bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí, qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện bên trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong xã hội phong kiến đen tối đương thời.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *