Phân tích bài thơ Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Phân tích bài thơ Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Hướng dẫn

Tự tình là lời tâm sự chân thành mà đầy xót xa của nữ sĩ Hồ Xuân Hương về số phận và duyên số hẩm hiu của bản thân. Bài thơ cũng thể hiện được khát khao hạnh phúc, khát khao vùng thoát khỏi thực tại đau khổ. Anh chị hãy phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương để thấy được hết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Tự tình

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Hồ Xuân Hương viết văn làm thơ để thể hiện cá tính riêng biệt, là lời bênh vực cho thân phận người phụ nữ đồng thời ca ngợi những giá trị tốt đẹp và thể hiện sự trân trọng với khát khao hạnh phúc của họ. Tự tình là một trong những bài thơ như vậy.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi ra không gian đêm khuya vắng vẻ để làm nền cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc

+ Đêm khuya là khoảng không gian đặc biệt, đây là thời gian nghỉ ngơi của con người sau một ngày làm việc mệt mỏi, bởi vậy nó gắn liền với sự vắng vẻ, tĩnh lặng.

–> bộc lộ những tâm sự chất chứa trong lòng với nỗi xót xa khôn xiết.

+ Âm thanh tiếng trống canh dồn “văng vẳng” từ xa vọng lại càng làm cho bức tranh tâm trạng trở nên da diết, nó như khắc sâu vào lòng người nỗi cô đơn, xót xa.

+ Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ bẽ bàng đáng thương “trơ cái hồng nhan với nước non”

– Nỗi lòng chất chứa những tâm sự nhưng tác giả lại chẳng thể giãi bày cùng ai mà chỉ có thể mượn chén rượu để giải tỏa.

–> hơi rượu lại chẳng thể làm vơi đi nỗi buồn mà càng làm cho nhà thơ chìm trong nỗi cô đơn, buồn tủi.

+ Hình ảnh vầng trăng khuyết chưa tròn gợi liên tưởng đến thân phận dở dang của thi sĩ

– Từ nỗi buồn của bản thân, xót xa về thân phận bé nhỏ, thi sĩ đã thể hiện sự phẫn uất dồn nén như nước vỡ bờ.

Xem thêm:  Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

+ Những động từ “xiên ngang”, “đâm toạc” được sử dụng để thể hiện sự đối trọi gay gắt của tự nhiên.

+ Sự phản kháng của rêu với mặt đất rộng lớn, của đá với chân mây đã thể hiện được tâm trạng tù túng, bức bối của thân phận con người trong cuộc đời đầy khắc nghiệt.

+ thể hiện khát khao muốn vùng lên để vượt thoát khỏi cuộc sống ấy của người phụ nữ.

– Là người phụ nữ khát khao tự do, khát khao hạnh phúc nhưng buộc phải sống trong cảnh chim chậu cá lồng, kiếp sống của người làm lẽ không chỉ tẻ nhạt mà còn lặp đi lặp lại một cách vô vị.

3. Kết bài

Tự tình là bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương viết về nỗi buồn tủi, cô đơn của thân phận người phụn nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ cũng thể hiện khát khao vượt thoát khỏi những bức bối của cuộc sống để hướng tới cuộc sống tốt đẹp.

Bài liên quan đến bài thơ Tự tình:

>>Tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

>>Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

>>Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

>>Trình bày cảm nhận của anh chị về bài thơ Tự tình của tác giả Hồ Xuân Hương

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Tự tình

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, là người phụ nữ tài danh nhưng bà lại có cuộc đời truân chuyên, bạc mệnh như bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến. Bà viết văn làm thơ để thể hiện cá tính riêng biệt, là lời bênh vực cho thân phận người phụ nữ đồng thời ca ngợi những giá trị tốt đẹp và thể hiện sự trân trọng với khát khao hạnh phúc của họ. Tự tình là một trong những bài thơ như vậy.

Mở đầu bài thơ, tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi ra không gian đêm khuya vắng vẻ để làm nền cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc:

Xem thêm:  Những stt nhớ crush chứa đựng nhiều cảm xúc chân thành nhất

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm khuya là khoảng không gian đặc biệt, đây là thời gian nghỉ ngơi của con người sau một ngày làm việc mệt mỏi, bởi vậy nó gắn liền với sự vắng vẻ, tĩnh lặng. Không gian ấy cũng là lúc con người bắt đầu những suy tư, tâm trạng thầm kín, Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà đã bộc lộ những tâm sự chất chứa trong lòng với nỗi xót xa khôn xiết.

Âm thanh tiếng trống canh dồn “văng vẳng” từ xa vọng lại càng làm cho bức tranh tâm trạng trở nên da diết, nó như khắc sâu vào lòng người nỗi cô đơn, xót xa. Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ bẽ bàng đáng thương “trơ cái hồng nhan với nước non”, câu thơ đã nhấn mạnh đến nỗi buồn man mác và sự cô đơn, bất lực. Hình ảnh “hồng nhan” được đặt trong tương quan với cái rộng lớn của “nước non” càng làm đậm thêm ấn tượng về sự nhỏ bé, tủi hổ của người phụ nữ trước cuộc đời.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trước không gian đêm khuya vắng lặng, Hồ Xuân Hương tiếp tục bộ lộ hoàn cảnh éo le cùng nỗi đau khổ tủi nhục. Nỗi lòng chất chứa những tâm sự nhưng tác giả lại chẳng thể giãi bày cùng ai mà chỉ có thể mượn chén rượu để giải tỏa cho những đau khổ, uất ức trong tâm hồn nhưng dường như hơi rượu lại chẳng thể làm vơi đi nỗi buồn mà càng làm cho nhà thơ chìm trong nỗi cô đơn, buồn tủi.

Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa, thi sĩ muốn mượn rượu giải sầu nhưng càng uống lại càng tỉnh, khi tỉnh cũng là lúc nỗi cô đơn, xót xa của bản thân lại nhức nhối, khắc khoải khôn nguôi. Hình ảnh vầng trăng khuyết chưa tròn gợi liên tưởng đến thân phận dở dang của thi sĩ hay phải chăng vầng trăng ấy thấm đượm nỗi buồn của con người như Nguyễn Du từng viết “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Từ nỗi buồn của bản thân, xót xa về thân phận bé nhỏ, thi sĩ đã thể hiện sự phẫn uất dồn nén như nước vỡ bờ:

Xem thêm:  Kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu ở quê ngoại của em

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Hình ảnh đất, rêu, mây đá đều gợi ra sự xơ xác, hoang tàn của cảnh vật, khung cảnh xung quanh không có lấy một chút sự sống mà u ám đến ám ảnh. Những động từ “xiên ngang”, “đâm toạc” được sử dụng để thể hiện sự đối trọi gay gắt của tự nhiên. Sự phản kháng của rêu với mặt đất rộng lớn, của đá với chân mây đã thể hiện được tâm trạng tù túng, bức bối của thân phận con người trong cuộc đời đầy khắc nghiệt, bất công và thể hiện khát khao muốn vùng lên để vượt thoát khỏi cuộc sống ấy của người phụ nữ.

‘Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Là người phụ nữ khát khao tự do, khát khao hạnh phúc nhưng buộc phải sống trong cảnh chim chậu cá lồng, kiếp sống của người làm lẽ không chỉ tẻ nhạt mà còn lặp đi lặp lại một cách vô vị, không ý nghĩ “xuân đi”, “xuân lại”. Mảnh tình gợi ra sự nhỏ bé của tình cảm nhưng đã nhỏ bé như vậy nhưng vẫn phải san sẻ từng tí “con con”. Sự phẫn uất được đẩy lên đỉnh điểm trong hai câu thơ cuối:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Tự tình là bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương viết về nỗi buồn tủi, cô đơn của thân phận người phụn nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ cũng thể hiện khát khao vượt thoát khỏi những bức bối của cuộc sống để hướng tới cuộc sống tốt đẹp.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *