Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến – Văn mẫu tuyển chọn lớp 11

Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến – Văn mẫu tuyển chọn lớp 11

Hướng dẫn

Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến đã phản ánh được thực trạng xã hội đương thời với nạn mua quan bán chức, tài năng thực sự của người hiền tài không được coi trọng. Em hãy phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến để thấy được tâm trạng của nhà thơ về thực trạng này.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung bài thơ: Nguyễn Khuyến là tác giả có rất nhiều bài thơ trào phúng thể hiện nỗi lòng bất mãn và tình trạng bi quan, mất hết niềm tin vào thánh hiền

2. Thân bài

  • Phân tích nhan đề tác phẩm: Nhan đề tác phẩm cho ta liên tưởng đến hình ảnh một thứ đồ chơi của trẻ em ngày xưa
  • Phân tích vẻ bể ngoài và bản chất bên trong của những vị tiến sĩ giấy: Nhân vật tiến sĩ giấy xuất hiện với vẻ bề ngoài phô truơng và ra oai tự đắc
  • Phân tích thực trạng tiến sĩ giấy trong xã hội lúc bấy giờ: Những cái tên mang danh tiến sĩ ấy không những không làm gì được cho đất nước mà còn tham ô, nịnh nọt
  • Phân tích thái độ và quan điểm của tác giả đối với vị tiến sĩ giấy: đó chính là nỗi niềm xót xa của chính tác giả đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ

3. Kết bài

Ý nghĩa bài thơ “Tiến si giấy”: Bài thơ của Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc và thấu đáo về Danh và Thực

II. Bài tham khảo

Nguyễn Khuyến là tác giả có rất nhiều bài thơ trào phúng thể hiện nỗi lòng bất mãn và tình trạng bi quan, mất hết niềm tin vào thánh hiền. Trong số đó có tác phẩm “Tiến sĩ giấy” là một tác phẩm tạo được tiếng vang khá lớn, tác giả mượn hình ảnh tiến sĩ giấy nhằm phơi bày thực trạng những tên mang danh tiến sĩ nhưng bất tài vô dụng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực trước cuộc đời của một thi sĩ.

Xem thêm:  Lắng đọng stt hay về tình yêu sâu sắc nhất mọi thời đại

Nhan đề tác phẩm cho ta liên tưởng đến hình ảnh một thứ đồ chơi của trẻ em ngày xưa, vào ngày tết trung thu, cha mẹ thường mua cho các em nhỏ thứ đồ chơi này, không chỉ đơn thuần để vui chơi mà đồ chơi này còn có ý nghĩa giáo dục trẻ em có gắng học tâp để sau này được ghi tên vào bảng vàng giống như các tiến sĩ giấy đó.

“Cũng cờ cũng biên cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai”

Nhân vật tiến sĩ giấy xuất hiện với vẻ bề ngoài phô truơng và ra oai tự đắc, cỏ vẻ như đây là một vị tiến sĩ rất uy danh và khắc tên trên bảng vàng. Thế nhưng tác giả lại dùng điệp từ “cũng” trong cả hai câu thơ, chúng ta nhận ra dường như có gì đó đáng nghi ngờ, và ý đồ châm biếm ông nghè của tác giả. Hiện thực là trong xã hội chúng ta có rất nhiều những tiến sĩ đầy đủ biển, cân đai đem danh dự về làng phục vụ đất nước, nhưng lại có không ít những vị tiến sĩ chẳng có bất cứ thứ gì là thật, tất cả đều là giả và không có giá trị. Những cái tên mang danh tiến sĩ ấy không những không làm gì được cho đất nước mà còn tham ô, nịnh nọt chẳng khác gì tiến sĩ giấy.

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

Để tạo nên một ông tiến sĩ giấy quả rất đơn giản, chỉ cần một mảnh giấy thêm chút màu sắc đã tạo nên được, giáp bảng là bảng ghi tên những người đỗ tiến sĩ trong kì thi, mặt văn khôi ý chỉ người đứng đầu làng văn. Có biết bao nhiêu người phải trải qua bao nhiêu năm ròng rã đèn sách mới thi được, cũng có người mất bao nhiêu năm miệt mài cũng chưa được kết quả mong muốn. Ấy vậy mà có những kẻ chỉ bằng mảnh vải giấy viết son hay những vật chất, tiền của đã dễ dàng có được. Người đời cũng không hề khuất mắt trông coi, có là ông nghè đi chăng nữa cũng chưa chắc được người đời công nhận, mà ngược lại còn bị khinh rẻ.

Xem thêm:  Ghi lại 7 tên truyện (thơ), tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục của từng tập truyện (thơ) sau

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời”

Không ai hay biết từ lúc nào mà danh hiệu cao quý ấy lại bị đem ra cân đo đong đếm bằng các từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời”. Trước kia, người tiến sĩ mang trong mình trọng trách cao cả, nặng nề bao nhiêu thì bây giờ lại nhẹ nhàng bấy nhiêu, ấy là lẽ đương nhiên khi mà khoa danh cũng chỉ được mua với giá “hời” giống như một thứ đồ giả. Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn man mác, đó chính là nỗi niềm xót xa của chính tác giả đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ, khi mà đồng tiền đã làm náo loạn tất cả. Tác giả sớm nhận ra hiện thực đó và quyết định lui về ở ẩn, nhằm vơi đi phần nào nỗi đau thế sự. Hai câu luận này đã là cao trào để đẩy tâm hồn nhà thơ lên đỉnh điểm của sự khinh thường, được thốt ra ở hai câu thơ cuối:

“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”

Một lần nữa tác giả lại khắc sâu vào tâm trí người đọc dáng vẻ bề ngoài hào nhoáng với bản chất trống rỗng bên trong của vị tiến sĩ giấy. Dáng vẻ bảnh chọe ấy thực chất chỉ là tay sai của bè lũ bán nước mà thôi. Cái nhìn của Nguyễn Khuyến vô cùng chân thực và tinh tế, ông nhìn thấy tất cả những điều đó và khéo léo đưa nó vào trong văn thơ của mình để châm biếm lũ giặc bán nước. Là một nhân tài của đất nước nhưng ông biết rõ giúp nước bây giờ là giúp giặc, bởi vậy mà ít ai có cái nhìn được như ông, ít ai thấy được sự thấp kém của giai cấp mình và chịu thừa nhận sự bất lực trước lịch sử. Có thể thấy, bên cạnh màu sắc bi hài châm biếm, bài thơ còn mang triết lí sâu sắc về xã hội, đặc biệt là thân phận của những trí thức nho giá.

Xem thêm:  Bộ sách Ngữ văn 7 là những cuốn sách hấp dẫn và bổ ích. Em có đồng ý như vậy không?

Bài thơ của Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc và thấu đáo về Danh và Thực, về thái độ và quan điểm cần có của một người có học trước bối cảnh xã hội. Không nên coi trọng hư danh mà phải chú trọng vào thực chất những việc làm có ích.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh hot girl nu sinh ca tinh 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *